Phải nắm chắc vụ việc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài | |
Nhiều vi phạm trong hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước |
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, trong 7 tháng đầu năm 2017, hệ thống cơ quan hành chính của thành phố đã tiếp thường xuyên 26.706 lượt công dân đến khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận và xử lý 24.766 đơn kiến nghị, phản ánh, dân nguyện.
Hội nghị Ban chỉ đạo của Thành ủy về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố. |
Nhìn chung, toàn thành phố đã tiếp nhận, xử lý các vụ việc cơ bản đúng trình tự, thời hạn giải quyết theo quy định pháp luật. Đến tháng 8/2017, Ban chỉ đạo đã đưa được 37 vụ việc ra khỏi danh sách tồn đọng kéo dài, phức tạp cần theo dõi, đồng thời có văn bản chỉ đạo yêu cầu giải quyết dứt điểm 45 vụ việc còn lại.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo trên đia bàn, tại cuộc họp phiên thứ 4 của Ban Chỉ đạo của Thành ủy thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU tổ chức mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đề nghị Ban Chỉ đạo cần chỉ đạo rà soát, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, nhất là các vụ việc phức tạp, kéo dài, vượt cấp.
Các cơ quan chức năng cần khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy định, quy trình tiếp công dân, đảng viên, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Thành ủy Hà Nội, Hệ thống dữ liệu, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng, Quy định quy trình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố.
Bí thư Thành ủy đặc biệt lưu ý, trong giải quyết khiếu nại tố cáo, các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải nắm chắc vụ việc, địa bàn, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Đối với các vụ việc phức tạp, vụ việc khiếu kiện đông người đã, đang hoặc tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng, gây phức tạp về an ninh, trật tự và làm mất ổn định chính trị - xã hội cần phân công cụ thể thành viên Ban Chỉ đạo trực tiếp theo dõi, chỉ đạo đôn đốc quá trình giải quyết. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương trong việc giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28