Phải lên tiếng và hành động
Muốn bảo vệ con trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại, bạn cần xem video này | |
Xâm hại tình dục trẻ em: Im lặng hay lên tiếng | |
Công an Hà Nội khởi tố vụ án dâm ô với trẻ em ở quận Hoàng Mai |
Từ tồn tại tâm lý xấu hổ…
Xâm hại tình dục trẻ em là một trong những vấn nạn xảy ra trong nhiều năm qua khiến dư luận rất bất bình, chứ không phải sự việc đến bây giờ mới xuất hiện. Chia sẻ về vấn đề này bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) cho biết, vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em đang gây nhiều bức xúc cho dư luận và cộng đồng, đặc biệt là những người làm cha làm mẹ. Một trong những nguyên nhân khiến cho những vụ án xâm hại tình dục trẻ em “bị lắng dần” xuống là do trong cộng đồng người Việt Nam vẫn còn tồn tại quan niệm liên quan đến bị cưỡng hiếp thì xấu hổ. Và thường tâm lý của nhiều người rất ngại khi nói về những vấn đề liên quan đến tình dục đối với con cái, đặc biệt là con gái. Hơn thế mọi người vẫn lo sợ, nếu thông tin con, em mình bị xâm hại tình dục mà lộ ra ngoài thì có thể ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ. Sâu xa hơn nữa nhiều người quan ngại về quan niệm trinh tiết... bởi vậy họ thường chọn cách giải quyết im lặng.
Cũng theo bà Vân Anh: "Trước những vụ xâm hại tình dục trẻ em liên tiếp trong thời gian qua tôi thấy quá kinh khủng. Các em không chỉ chịu những đau đớn về thể xác, mà còn bị tổn thương tinh thần, nhiều em bị sang chấn tâm lý sẽ rất khó điều trị. Nguy hiểm hơn nó có thể khiến trẻ bị ám ảnh, sợ hãi suốt đời. Vì vậy, vấn đề đặt ra mọi người không nên im lặng, mà phải lên tiếng, phải hành động để tội ác được đưa ra ánh sáng và bị phát luật nghiêm trị.
Đồng quan điểm với bà Vân Anh, TS Khuất Thu Hồng, Viện trường Viện nghiên cứu xã hội chia sẻ: “Vấn đề về xâm hại tình dục, nó là những vấn đề rất là nhạy cảm. Đa phần người dân họ không muốn nói ra. Nhưng mọi người phải hiểu, nếu không nói ra thì hậu quả để lại cho nạn nhân cho gia đình rất lớn. Thậm chí, có những trường hợp cháu bé có thể bị tử vong và có thể bị giết để bịt đầu mối”.
Mọi người cùng lên tiếng… để bảo vệ trẻ em
Bên cạnh những người chọn cách im lặng, thì cũng có nhiều người can đảm đứng lên tố cáo để phanh phui sự thật. Không phải vì để đòi lại công bằng cho con cái của họ, hay gia đình họ mà họ muốn để cho tất cả những đứa trẻ khác không phải rơi vào cái tình cảnh như vậy.
Tuy nhiên hiện nay, việc thực thi pháp luật của chúng ta vẫn còn tồn tại một số bất cập, khiến cho các gia đình bị hại đơn độc khi tìm công lý. Cụ thể theo các chuyên gia, khi báo cáo sự việc không ít cơ quan chưa quan tâm điều tra thỏa đáng, mãi đến khi công luận lên tiếng thì các cơ quan mới gấp rút vào cuộc…Trong khi điểm mấu chốt đối với những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em, ngay khi xảy ra gia đình cần sớm báo với cơ quan chức năng để điều tra làm rõ.
Trao đổi về vấn để này Luật sư Lê Văn Luân, chuyên gia về pháp luật hình sự cho biết, việc giải quyết những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em càng chậm trễ càng khó giải quyết. “Mới đây khi tôi nhận trợ giúp pháp lý vụ việc bé gái 8 tuổi tên N. (trú tại Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) "tố" bị hàng xóm xâm hại tình dục vẫn đang khiến dư luận xôn xao. Rất may mắn là khi sự việc không may vừa xảy ra, thì gia đình đã đi tố cáo ngay. Nên chứng cứ cháu bé bị xâm hại vẫn còn, ngay lập tức cháu bé ra trình báo cơ quan công an và được giám định điều tra nhanh chóng”- Luật sư Lân chia sẻ.
Và trước thực trạng hàng loạt vụ việc trẻ bị xâm hại tình dục vừa qua, nhiều ông bố bà mẹ bày tỏ lo lắng làm thế nào bảo vệ con mình một cách tốt nhất. Cha mẹ không thể ở bên con 24/24h để theo sát trẻ, vì vậy việc giúp con trang bị những kiến thức tự bảo vệ mình là điều hết sức cần thiết giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị kẻ xấu xâm hại.
Theo các chuyên gia tâm lý, để tránh cho trẻ bị xâm hại tình dục, người lớn phải dạy cho trẻ nên giữ khoảng cách nhất định với mọi người... Gia đình tuyệt đối không để con đi một mình trên đoạn đường vắng và tối, ở nhà một mình phải chốt cửa cẩn thận. Khi trẻ đi học, đi chơi… về nhà, cha mẹ phải tâm sự, hỏi han, quan tâm, xem thái độ của con, làm bạn với con để nghe câu chuyện của chúng.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55