Muốn bảo vệ con trẻ khỏi nguy cơ bị xâm hại, bạn cần xem video này
Tớ tin là như vậy! | |
Trách nhiệm không của riêng ai | |
Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục |
Khả năng quen biết của các bé với kẻ xâm hại là 93%. Và có một thực tế rằng, 47% kẻ xâm hại có thể là thành viên trong gia đình hoặc họ hàng.
Những con số đáng báo động trên đã được UNFPA Việt Nam - Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam, thông báo trên trang fanpage và kênh Youtube của quỹ mới đây.
Chúng ta có thể làm được gì, khi chúng ta không thể 24/24 giờ túc trực và gói gọn con trẻ trong vòng tay của mình? UNFPA gợi ý cho các bậc phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
1. Hướng dẫn con biết tự báo động khi thấy có người nhìn vào vùng kín của trẻ hoặc dụ dỗ con nhìn vào vùng kín của họ:
Các bé thường không biết sẽ phải chia sẻ với cha mẹ ra sao, hãy dạy trẻ các dạng báo động như sau:
Báo động Nói: Dạy trẻ nói ra khi có người nói chuyện với bé về vùng kín, sử dụng các danh từ chỉ vùng kín.
Báo động Chạm: Khi có người lạ sờ mó vào vùng kín của trẻ, hoặc dụ dỗ trẻ sờ vào vùng kín của họ.
Báo động Bắt cóc: Sử dụng khi có người lạ đưa trẻ đến khu vực vắng mà không có sự cho phép của bố mẹ. Phụ huynh phải dạy cho con biết tránh xa và không đi theo những người lạ mặt.
Báo động Ôm: Khi có người ôm bé một cách bất thường, động chạm vào những vị trí trên cơ thể không được phép.
Nếu bạn bảo vệ một em nhỏ bạn không quen, sẽ có ai đó bảo vệ em bé mà bạn quen. Hãy hành động, đừng im lặng! |
2. Hãy hành động, đừng im lặng: Báo với các cơ quan chức năng, đường dây nóng hoặc tìm người hỗ trợ gần nhất khi bạn nhìn thấy những báo động trên. Nếu bạn bảo vệ một em nhỏ bạn không quen, sẽ có ai đó bảo vệ em bé mà bạn quen.
3. Trong trường hợp chuyện đáng tiếc xảy ra, không đổ lỗi cho trẻ nhỏ.
Luôn bình tĩnh và trò chuyện nhẹ nhàng với trẻ bị xâm hại. Các em không có lỗi, đừng để sự ám ảnh và chỉ trích khiến các em bị áp lực, như vậy các em sẽ càng không thể nói ra sự thật cuối cùng.
UNFPA cũng hướng dẫn cách trò chuyện với trẻ, giúp trẻ hiểu được cách nhận dạng “kẻ xấu”: Không chỉ đánh giá kẻ xấu qua ngoại hình hung dữ như các nhân vật truyện tranh, hoạt hình mà đôi khi, “kẻ xấu” cũng có ngoại hình bình thường như mọi người, các bé cần hiểu về những hành vi báo động để nhận dạng được chúng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39