Ô nhiễm làng nghề: Chưa có chế tài xử phạt
Hà Nội ô nhiễm bụi vượt giới hạn cho phép | |
Hút bùn Hồ Hoàn Kiếm để giảm ô nhiễm | |
Giải pháp sinh thái giúp môi trường nước Hồ Gươm không ô nhiễm |
Ô nhiễm ở mức báo động
Theo thống kê, riêng giai đoạn 2010 – 2015, Hà Nội đã có thêm 80 làng nghề, từ 1.270 làng lên 1.350 làng. Đặc biệt trong 3 năm (2012 – 2015) đã cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề về cơ bản duy trì được nghề. Tuy nhiên, ngược với sự tăng trưởng về số lượng, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề vẫn chưa cải thiện nếu không muốn nói đang ngày một trầm trọng hơn.
Hai bên đường làng Triều Khúc tràn ngập rác thải |
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà Nội, tại 40 làng nghề trên địa bàn thành phố, hầu hết môi trường nước, không khí, đất đai... các làng nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo động. Cụ thể, tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Kì Thủy, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hòa (Thanh Oai), Phú Đô (Từ Liêm)... nước thải phát sinh do quá trình tẩy rửa các nguyên liệu, các khâu chế biến trong sản xuất, lượng nước sử dụng lớn, có nơi lên tới 7.000 m3/ngày, thường không được xử lý đã xả thải trực tiếp ra môi trường.
Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ đầu tư 750 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm...Giai đoạn 2020-2030, đầu tư 600 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác. Ngoài ra, Hà Nội cũng khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, cùng với đó là khoanh vùng quản lý về thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn theo 4 khu vực để tập trung xử lý. |
Làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, cũng không nằm ngoài số này. Theo thống kê của UBND xã Tân Triều, tính đến cuối năm 2013, toàn xã có 201 cơ sở sản xuất thuộc 8 ngành nghề khác nhau, gồm: Thu mua phế liệu, sơ chế lông vũ, tái chế nhựa, nhuộm hấp chỉ, xay xát nhựa phế liệu, sản xuất nước uống đóng chai, rút chỉ đồng. Trong đó, đông nhất vẫn là nghề xay xát và tái chế nhựa. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đa ngành nghề tại Triều Khúc là mặt trái của sự ô nhiễm môi trường. Dọc hai bên đường, sát những ngôi nhà cao tầng, từ đầu tới cuối làng khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập bao tải phế liệu, vỏ hộp, lon nhựa, nilon ... được thu gom chất đống sát chân tường, ngoài đường, trong sân và cả trong nhà. Theo lãnh đạo huyện Thanh Trì, nước thải làng nghề Triều Khúc hoàn toàn chưa được xử lý, còn rác thải ước tính khoảng 17-18 tấn/ngày đêm.
Cần sớm có chế tài
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, trong những năm qua nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của thành phố ngày càng được ưu tiên với tổng kinh phí tăng đều các năm và đến nay đạt trên 3,8% tổng chi ngân sách của thành phố.
Trong giai đoạn 2010-2015, thành phố đã tập trung triển khai đầu tư một số dự án xử lý nước thải tại các làng nghề như Sơn Đồng, Vân Canh, Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức), Tân Hòa (huyện Quốc Oai), Thanh Thùy (huyện Thanh Oai). Cùng với đó triển khai thử nghiệm mô hình xử lý bụi gỗ tại làng nghề gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà (huyện Đông Anh), thí điểm sử dụng chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải tại xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), triển khai dự án 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng) tại xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai).
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, UBND thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom, xử lý nước thải tập trung, khu tập kết chất thải rắn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình… Tuy nhiên, công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề còn nhiều tồn tại do đặc thù hoạt động sản xuất của các hộ đều ở trong khu dân cư, việc thu gom và xử lý chất thải rất khó khăn. Do đó, theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các biện pháp quản lý nhà nước như đầu tư cơ sở hạ tầng cần có các chế tài xử phạt đối với những hộ cố tình xả thải ra môi trường. Bên cạnh đó, cần có quy định để tập trung các hộ sản xuất tại một địa điểm, tránh tình trạng dàn trải như hiện nay.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04