Ô nhiễm không khí có thể gây vô sinh
![]() | Chuyên gia mách cách chọn túi nilon tránh độc hại |
![]() | Thuốc kích dục - “trò lừa” siêu đẳng |
![]() | Thuốc tránh thai khẩn cấp gây vô sinh? |
![]() |
Khói bụi ô nhiễm có thể gây vô sinh |
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 6.500 nam giới sống ở Đài Loan và thấy rằng mức độ ô nhiễm cao có liên quan đến tinh trùng kém chất lượng.
Kết quả cho thấy cứ tăng 5μg/m3 nồng độ bụi nhỏ PM2,5, thì nguy cơ bị xếp vào nhóm cuối chỉ có 10% tinh trùng hình dạng và kích thước bình thường lại tăng 26%.
Tác động này được tìm thấy khi lượng bụi tăng trên 25μ/m3.
Mặc dù chưa rõ ô nhiễm ảnh hưởng đến tinh trùng như thế nào, song các nhà nghiên cứu cho rằng thành phần bụi mịn, như kim loại nặng và hydrocarbon thơm đa vòng, có liên quan đến tổn thương tinh trùng trong các nghiên cứu thực nghiệm.
Tổn thương do gốc tự do, bắt nguồn từ việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí, cũng có thể làm hư hại ADN và làm thay đổi các quá trình tế bào trong cơ thể.
Tiến sĩ Xiang Qian Lao, Đại học Trung Quốc Hồng Kông cho biết: "Mặc dù ước tính hiệu quả là nhỏ và ý nghĩa có thể không đáng kể trong bối cảnh lâm sàng, song đây là một thách thức quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.
"Do tiếp xúc với ô nhiễm không khí diễn ra ở khắp mọi nơi, nên quy mô tác động nhỏ của PM2,5 đối với hình thái bình thường của tinh trùng có thể dẫn đến vô sinh ở một số lượng đáng kể các cặp vợ chồng".
Số lượng tinh trùng ở các nước phương tây đã giảm 60% trong 40 năm qua, với thuốc trừ sâu, các hóa chất phá vỡ nội tiết, chế độ ăn, stress, hút thuốc lá và béo phì. Tất cả đều là những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này. Nghiên cứu mới gợi ý rằng ô nhiễm cũng có thể tác động đến vô sinh.
![]() |
Mức độ ô nhiễm cao hơn có liên quan đến tinh trùng kém chất lượng. |
Số lượng tinh trùng thấp hơn cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, cũng như tăng khả năng mắc những bệnh khác.
Các chuyên gia vẫn chưa thống nhất về việc ô nhiễm có thể gây ra vô sinh, và một số người gợi ý rằng các yếu tố khác cũng có thể là thủ phạm.
GS. Kevin McConway, Khoa Thống kê Ứng dụng, Đại học Mở, nói: "Những người sống trong các khu vực ô nhiễm không khí cao có xu hướng khác với những người sống ở khu vực ô nhiễm thấp ở nhiều khía cạnh.
"Ví dụ, họ dễ làm những nghề khác, và có nhiều yếu tố nghề nghiệp đã được liên hệ với các vấn đề về sinh sản trong các nghiên cứu trước đây”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Open .
Theo Cẩm Tú/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chậm nhất ngày 18/4, công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường tư thục

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Hàng loạt "ma men" bị xử phạt nồng độ cồn, tạm giữ phương tiện dịp nghỉ lễ

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37