Nước ngọt có ga: Lợi bất cập hại
Sai lầm khi uống bia chung với nước ngọt | |
Coi chừng rước hại cho sức khỏe |
Tiêu thụ nước ngọt có ga thường xuyên có thể gây hại tới sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng đường được đề nghị hằng ngày là khoảng 25 g hoặc sáu muỗng cà phê mỗi ngày. WHO nhắc nhở rằng hầu hết các loại đường được tiêu thụ ngày nay là "ẩn" trong thực phẩm chế biến "mà không thường được xem như kẹo".
Một thức uống có ga có thể vượt quá lượng đường mà người đó phải có trong một ngày theo giới hạn hiện tại. Ví dụ như coca cola có thể có từ 56-63 g đường, vì lý do này WHO cảnh báo rằng việc tiêu thụ đồ uống có đường tăng lên có thể dẫn đến béo phì, các vấn đề về răng, bệnh tim và tiểu đường.
Chính vì thế ở Việt Nam, đã cấm quảng cáo và kinh doanh các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga trong trường học. Đây là một thay đổi có tính chất bước ngoặt trong việc kết hợp giữa nhà trường và gia đình thay đổi thực đơn dinh dưỡng cho trẻ em.
Dưới đây là một số lý do mà đồ uống có ga nên được hạn chế.
1. Gây hại men răng
Theo Boldsky, tất cả loại đồ uống có ga đều rất có tính acid và có thể dẫn đến ăn mòn men răng. Hầu hết đồ uống có ga thông thường có độ pH là 2,2-4,9, trong khi bề mặt men răng sữa của trẻ chỉ chịu được được mức độ pH với chỉ số khoảng 5, đã chạm gần đến ngưỡng cấm sử dụng loại nước này.
Răng ngâm trong nước có tính acid trong một thời gian dài, lâu ngày sẽ bị ăn mòn. Và lượng đường trong nước ngọt có ga cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xuất hiện, đặc biệt là trẻ em thường xuyên uống những đồ uống có ga vào ban đêm mà không đánh răng.
2. Tổn thương da
Như chúng ta đã biết ăn quá nhiều đường dẫn đến lão hóa da. Tương tự như vậy việc bạn tiêu thụ nhiều nước ngọt có ga mà thành phần lại chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, lượng calo rỗng, thiếu dinh dưỡng, chứa caffeine... tất cả chúng sẽ làm lão hóa da của bạn. Uống quá nhiều đồ uống có ga khiến da bị chảy xệ, độ đàn hồi giảm khiến trông bạn già đi nhanh chóng.
Những tác động của nước ngọt có ga lên cơ thể: Ảnh: Internet |
3. Vấn đề về thận
Đồ uống này có chứa hàm lượng acid phosphoric cao, có thể gây ra rối loạn tiết niệu, sỏi thận và các vấn đề về thận mạn tính khác. Tiêu thụ nhiều nước ngọt có ga dẫn đến việc loại bỏ canxi khỏi cơ thể được lắng đọng trong thận dẫn đến tình trạng đau của sỏi thận.
4. Lượng calo trống
Thức uống có ga có chứa gì? Nói chung nó chứa nước, màu nhân tạo, hương vị nhân tạo, nhiều đường, caffeine và acid photphoric. Không thành phần nào trong số này đáp ứng bất kỳ yêu cầu dinh dưỡng nào của cơ thể. Những gì người ta nhận được chỉ là toàn bộ rất nhiều calo trống rỗng. Và chúng chỉ giúp bạn dịu đi cơn khát tức thời mà thôi.
5. Béo phì
Béo phì và đồ uống có ga đi đôi với nhau. Theo một nghiên cứu trên động vật của ĐH Purdue (Mỹ), chất làm ngọt nhân tạo có thể phá vỡ khả năng điều chỉnh lượng calo của cơ thể dựa trên vị ngọt của thực phẩm bạn ăn. Điều đó có nghĩa là những người uống nước ngọt thường xuyên có khả năng càng ăn nhiều hơn, vì cơ thể của họ nghĩ rằng họ đang ăn đường, dẫn đến thèm ăn nhiều hơn.
6. Ảnh hưởng đến tim mạch
Hầu hết nước ngọt có ga đều chứa lượng fructose cao, chất làm ngọt tăng hội chứng chuyển hóa. Đây là yếu tố làm tăng hàm lượng cholesterol, gây bệnh tiểu đường và tim mạch. Một nghiên cứu của ĐH Miami (Mỹ) phát hiện những người có thói quen uống nước ngọt hằng ngày có nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 61%.
7. Tổn thương xương
Acid photphoric có trong nước uống có ga ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến các vấn đề như xương yếu, loãng xương. Ngoài ra, acid photphoric có thể tương tác với acid dạ dày dẫn đến tiêu hóa chậm, đồng thời chặn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.
8. Tiểu đường
Nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng uống 1-2 đồ uống có ga mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng.
9. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Theo Boldsky, nói chung nước ngọt có chứa chất gây rối loạn nội tiết bisphenol A (chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC). Chất này góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết, gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh cao.
Theo Thu Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05