Đánh giá kỹ thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường để khắc phục bất cấp kịp thời
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm lĩnh vực bảo vệ môi trường Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến cộng đồng Tái chế rác thải nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông thôn |
Nhiều làng nghề được đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước thải đồng bộ
Theo báo cáo của các sở ngành, trong công tác thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và tăng cường khả năng tiêu thoát nước cho thành phố, hiện các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị: Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì đang vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường. Thành phố đang tiếp tục tập trung nguồn lực, khẩn trương thực hiện Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Kiến Hưng, Sơn Tây.
Về xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, hiện trên địa bàn thành phố có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 41 cụm công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; 93 làng nghề đã được đầu tư hệ thống thu gom, thoát nước thải đồng bộ.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp có 27 dự án theo Quy hoạch thoát nước, trong đó có 8 dự án đã hoàn thành, 8 dự án chuyển tiếp thi công, 11 dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư. Hiện nay 7/11 dự án Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố đã có quyết định giao Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn chủ trì, Ban Quan lý dự án phối hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư. Để sớm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu theo Quy hoạch thoát nước, Ban Quản lý dự án đề nghị Thành phố tiếp tục giao 4/11 dự án còn lại cho Sở Xây dựng chủ trì, Ban phối hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.
Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên phát biểu kết luận buổi làm việc |
Trao đổi tại buổi làm việc, thành viên đoàn đề nghị các sở ngành làm rõ về công tác quản lý trong cấp phép về môi trường, đặc biệt là cấp phép các dự án xử lý nước thải và quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra sau cấp phép, đồng thời cung cấp thông tin hiện trạng từng dự án đang chuẩn bị đầu tư, đã đầu tư, đã hoàn thành đưa vào vận hành; thực trạng công tác quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố, đặc biệt là xử lý nước thải sinh hoạt và tại các cụm công nghiệp, làng nghề; đơn giá, công tác đầu tư các dự án,…
Rà soát kỹ 29 cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải
Sau khi thành viên đoàn và lãnh đạo các sở ngành trao đổi, thông tin về các nội dung, kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên nhấn mạnh, công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động xử lý nước thải tại các khu, cụm công nghiệp, nước thải làng nghề luôn được Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo kịp thời nhằm góp phần bảo vệ môi trường của Thủ đô.
Trong nhiệm kỳ này, Thành ủy ban hành Chương trình số 03 về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025"; Chương trình số 05 về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025". HĐND Thành phố cũng đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về cơ chế, chính sách và đã đưa chỉ tiêu tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc quy chuẩn quốc gia vào Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội hàng năm. UBND Thành phố cũng đã tập trung chỉ đạo triển khai các Chương trình, Nghị quyết của Thành ủy và HĐND Thành phố.
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên đánh giá, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương với chức năng nhiệm vụ quy định, đã tích cực tham mưu UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện, chỉ đạo các quận, huyện, thị xã có khu, cụm công nghiệp, làng nghề xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước, xử lý nước thải; khắc phục ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy và phát triển bền vững các khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn thành phố.
Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông thôn được giao tổ chức triển khai thực hiện 27 dự án. Đến nay, có 8 dự án đã hoàn thành, 8 dự án chuyển tiếp đang thi công, 11 dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ trương đầu tư. Trong 8 dự án đã hoàn thành, nhiều dự án đóng góp vai trò quan trọng thoát nước của thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 9/9 khu công nghiệp được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung và đang vận hành hoạt động hiệu quả (đạt 100%). 41/41 cụm công nghiệp đang hoạt động ổn định phù hợp quy hoạch đã được đầu tư xây dựng hoàn thành hoặc đang đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, đối với các cụm công nghiệp xây dựng mới đều có quy hoạch trạm xử lý nước thải tập trung. 4/313 làng nghề truyền thống có hệ thống xử lý nước thải tập trung, 93/313 có hệ thống thoát nước tập trung, góp phần quan trọng bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp, làng nghề.
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên nhấn mạnh, các sở, ngành cần đánh giá kỹ thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố, chú ý yếu tố lịch sử, so sánh với các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình Thành ủy, Nghị quyết HĐND Thành phố, các kế hoạch của UBND Thành phố, đặc biệt là yếu tố lịch sử ở các cụm công nghiệp, làng nghề, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục bất cập, xác định nhiệm vụ đến 2025 và 2030.
Đặc biệt, các sở, ngành cần rà soát kỹ 29 cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải, phân tích để xây dựng lộ trình. Những cụm công nghiệp đang được đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ ngân sách cần đảm bảo đúng tiến độ.
Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên cũng đề nghị sở, ngành rà soát lại toàn bộ quy hoạch, đánh giá kỹ về chế tài, cần thiết phải tham mưu tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này, đặc biệt là liên quan đến cơ chế chính sách để đề xuất với thành phố, mục đích là quản lý công tác này tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 12:01
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 11:26
Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 09:25