Vì mục tiêu phủ kín nước sạch

(LĐTĐ) Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đề ra mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, 100% hộ dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhưng qua đợt giám sát của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội mới đây cho thấy, để hoàn thành được mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ chính quyền, doanh nghiệp và cả sự hợp tác của người dân.
vi muc tieu phu kin nuoc sach Huyện Ba Vì: Người dân chưa mặn mà với nước sạch
vi muc tieu phu kin nuoc sach Trên 80% người dân sử dụng nước chưa đảm bảo chất lượng

Nhiều địa bàn “trắng” nước sạch

Có 16 xã và 2 thị trấn với hơn 53 nghìn hộ dân, nhưng hiện nay, huyện Mê Linh mới chỉ có khoảng hơn 6 nghìn hộ được cấp nước sạch. Ngay cả ở 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông, vẫn còn khoảng 905 hộ chưa được sử dụng nước sạch. Với 16 xã còn lại, mới có 805 hộ trong tổng số hơn 47 nghìn hộ được cấp nước sạch.

Nói là nước sạch, nhưng nguồn nước được lấy từ Trạm cấp nước sạch xã Thanh Lâm, đã xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XII. Trạm cấp nước này vẫn hoạt động được, nhưng tình hình hoạt động, bảng biểu chi tiết các thông số liên quan đến vận hành, chất lượng nước không được đảm bảo thường xuyên.

Tại huyện Gia Lâm, mặc dù tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt cao hơn nhiều so với Mê Linh, song vẫn còn những địa bàn “trắng” nước sạch. Cụ thể, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Trương Văn Học, huyện có 2 thị trấn, 20 xã với tổng số dân khoảng hơn 270 nghìn người. Đến nay, 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, chiếm hơn 70,1%. Chủ yếu nước được cấp là từ các trạm cấp nước cục bộ.

vi muc tieu phu kin nuoc sach
Đoàn giám sát Ban Đô thị HĐND TP khảo sát tại trạm cấp nước Phong Vân, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì.

Cụ thể, có 5 công trình tập trung từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135... trong đó 2 công trình hoạt động ổn định, 3 công trình đang triển khai. 4 xã gồm Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu vẫn “trắng” nước sạch.

Trong khi, một số xã mặc dù được tiếng là dùng nước sạch, nhưng tiến độ dự án chậm, hiện mới chỉ có một phần nhỏ hộ dân trong xã được dùng nước sạch như: Xã Ninh Hiệp 1.300/4.100 hộ (đạt khoảng 32%); xã Kim Lan cũng mới chỉ đạt 483 hộ/1.543 hộ (chiếm 31,3%); xã Đông Dư vẫn còn toàn bộ khu vực thôn 7 với hơn 200 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch…

Dường như, việc khát nước sạch là tình hình chung ở ngoại thành Hà Nội. Đơn cử, thời gian gần đây, người dân của 3 toà chung cư thuộc khu đô thị Tân Tây Đô, nằm trên địa bàn xã Tân Lập (Đan Phượng) phải căng băng rôn kêu cứu vì không có nước sạch. Theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, do đầu tư trạm cấp nước trên địa bàn chậm tiến độ nên chủ đầu tư cấp I tự triển khai một trạm cấp nước cho khu đô thị.

Xây dựng xong, chủ đầu tư lại giao cho một đơn vị khác vận hành, dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, hàm lượng asen, amoni cao... không sử dụng được. Ngay cả người dân xã Tân Lập, hiện đang sử dụng nước từ Nhà máy cung cấp nước sạch xã Tân Lập của Công ty TNHH Long Long cũng muốn chuyển đổi sang nước sạch sông Đà vì lo chất lượng nước được xử lý từ nước ngầm. Theo báo cáo, trên địa bàn huyện, mới chỉ có gần 12 nghìn hộ dân được cấp nước sạch.

Tại nhiều huyện ngoại thành khác tình trạng thiếu nước sạch kéo dài và chưa có phương án khắc phục khả thi. Một số trạm xử lý và cấp nước sạch được xây dựng nhưng công suất rất nhỏ và chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn.

Tại huyện Đông Anh, nhiều xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhưng cũng chưa có hệ thống nước sạch, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan rất ô nhiễm. Hay như ở vùng ngập lụt thường xuyên như Chương Mỹ, người dân cũng không có nước sạch để sử dụng. Bà con vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước giếng khơi…

Cần doanh nghiệp nỗ lực và người dân hợp tác

Thực hiện Nghị quyết của HĐND TP, UBND TP đã tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn nước sạch, mạng lưới đường ống cấp nước, thống nhất về một đầu mối quản lý là Sở Xây dựng; đồng thời điều chỉnh chất lượng nước, đưa về một chỉ tiêu là nước sạch đô thị… Tính đến tháng 5/2018, TP đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án, bảo đảm khả năng đấu nối, cấp nước cho gần 52% người dân nông thôn sử dụng và tiếp cận nguồn nước sạch.

Nếu các dự án hoàn thành, sẽ nâng tổng số xã được cấp nước sạch lên 382/416 xã. Đến nay, có 12 dự án đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước đã hoàn thành thi công các tuyến ống truyền tải, phân phối cấp nước cho nhân dân khi có yêu cầu. Còn lại, một số dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, thi công và cấp nước cho nhân dân khi đủ điều kiện.

Giám sát của Ban Đô thị HĐND TP cho thấy, nhiều dự án triển khai chậm, nguyên nhân là do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; nhà đầu tư không đủ năng lực; việc bàn giao công trình Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp tiếp quản còn chậm. Như tại huyện Chương Mỹ mới có hơn 17.000 hộ được sử dụng nước sạch.

Hiện tại, đường ống cấp nước đấu nối mới phủ kín 19/32 xã, thị trấn; 13 xã còn lại đang chờ dự án nước sạch tại thị trấn Xuân Mai. Tuy nhiên, theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành vào năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hạng mục nào.

Bên cạnh đó, còn có yếu tố nữa là khi đầu tư xong các hạng mục, nhưng người dân dùng ít, nên chủ đầu tư triển khai cầm chừng, chờ chính sách. Cụ thể, xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên) được Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam triển khai xong 100% đường ống, nhưng đến nay chỉ có 120 hộ dân dùng nước; các xã, thị trấn: Đông Quang, Tản Lĩnh, Tây Đằng (huyện Ba Vì) được Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn Tây đầu tư bao phủ mạng lưới, các hộ dân đã lắp đặt đồng hồ nhưng sử dụng nước sạch rất ít, có hộ chỉ dùng 1 đến 2 khối nước/tháng.

Là địa bàn mới có hơn 10% hộ dân được sử dụng nước sạch, ông Bùi Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, qua khảo sát của UBND huyện, người dân trên địa bàn đang hàng ngày mong sớm triển khai các dự án cung cấp nước sạch, rất ủng hộ khi các doanh nghiệp về triển khai lắp đặt các đường ống cấp nước. Vì thế, UBND huyện sẽ phối hợp với các chủ đầu tư triển khai các dự án cấp nước trên địa bàn, tuyên truyền vận động người dân trong huyện sử dụng nước sạch.

Sau khi lựa chọn nhà thầu thi công, UBND huyện sẽ họp với các xã có dự án đi qua để vận động nhân dân ủng hộ không chỉ trong quá trình thi công mà trong cả khi sử dụng, bảo vệ đường ống suốt quá trình dự án cấp nước trên địa bàn. “Chúng tôi sẽ đồng hành với doanh nghiệp cấp nước sạch, thậm chí sẽ tổ chức kiểm tra sức khỏe cho người dân vào thời điểm trước và sau quá trình khi sử dụng nước sạch”, ông Quang nhấn mạnh.

Đối với những địa phương chưa mặn mà với nước sạch, nguyên nhân là do chất lượng nước chưa tạo được niềm tin đối với người dân. Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần, do ở vùng nông thôn, người dân vẫn có thể sử dụng nước giếng khoan, nước mưa cho việc tắm, giặt; nước máy chỉ dùng để nấu ăn và uống nên số lượng dùng ít.

Một vấn đề khác cũng được ông Nguyễn Hữu Chi, Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên chỉ ra là việc người dân còn băn khoăn về khoản thu hỗ trợ lắp đặt đồng hồ nước của doanh nghiệp chưa đồng nhất. Để giải quyết tình trạng này, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng đề xuất, phải có chính sách khuyến khích, động viên các hộ dân trên địa bàn dùng nước sạch.

Thông qua các buổi giám sát, Trưởng ban Đô thị HĐND TP Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân cho biết, sẽ kiến nghị UBND TP các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cấp nước sạch cho khu vực nông thôn. Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân sử dụng nước sạch, Ban Đô thị cũng sẽ kiến nghị UBND TP chỉ đạo các sở, ngành sớm rà soát các dự án; tạo điều kiện để các chủ đầu tư thực hiện dự án theo kế hoạch.

Đặc biệt, với một số chủ đầu tư thiếu năng lực, ông Nguyễn Nguyên Quân cho biết, sau đợt giám sát này sẽ kiến nghị UBND TP kiên quyết thay các nhà đầu tư…, nhằm bảo đảm đến năm 2020, người dân toàn TP được sử dụng nước sạch.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động