Nỗi lo bùng phát dịch HIV/AIDS
Sáng kiến tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS | |
Bước đột phá mới trong điều trị HIV bằng liệu pháp kháng thể | |
Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS |
Tính đến cuối tháng 6 năm 2015, cả nước có khoảng 227 nghìn người nhiễm HIV còn sống và có gần 75 nghìn người đã tử vong do AIDS. Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, HIV/AIDS vẫn nằm trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam. Mặc dù số người nhiễm mới HIV hàng năm đã giảm nhưng mỗi năm vẫn còn khoảng 12 nghìn người nhiễm mới được phát hiện. Việc ra đời của thuốc ARV là “vị cứu tinh” cho hàng ngàn người bị HIV cũng như công tác phòng, chống HIV/AIDS.
TS.BS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, điều trị ARV sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong cho người nhiễm HIV/AIDS; giúp làm giảm khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con và từ người nhiễm HIV sang vợ/chồng hoặc bạn tình của họ. Điều trị bằng ARV kịp thời còn giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Trong thời gian tới, 95% lượng thuốc ARV để điều trị cho người nhễm HIV đến từ khoản tài trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế sẽ rút đi và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, như vậy những bệnh nhân HIV/AIDS sẽ không thể điều trị hoặc không được điều trị liên tục, suốt đời. Nguy cơ bùng phát dịch HIV kháng thuốc ở Việt Nam là khó tránh khỏi. |
Do vậy, nếu thiếu thuốc ARV thì hậu quả trước tiên là người nhiễm HIV sẽ sớm chuyển sang AIDS và dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, tỷ lệ HIV kháng thuốc sẽ tăng cao, gây khó khăn và tốn kém trong điều trị vì điều trị HIV kháng thuốc đắt gấp 8-10 lần so với HIV chưa kháng thuốc. Khi không được điều trị thì nồng độ HIV trong máu người nhiễm HIV sẽ tăng cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác, dẫn đến dịch HIV/AIDS lan rộng trong cộng đồng.
Trong thời gian tới, 95% lượng thuốc ARV để điều trị cho người nhiễm HIV đến từ khoản tài trợ không hoàn lại của tổ chức quốc tế sẽ rút đi và dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2017, như vậy những bệnh nhân HIV/AIDS sẽ không thể điều trị hoặc không được điều trị liên tục, suốt đời. Nguy cơ bùng phát dịch HIV kháng thuốc ở Việt Nam là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế, trước mắt, giải pháp tối ưu trong thời gian ngắn hạn là Nhà nước cần tăng chi ngân sách hằng năm để mua thuốc ARV. Bên cạnh đó, vẫn cần triển khai giải pháp dài hạn là xây dựng các cơ chế phù hợp với chính sách chi trả cho thuốc ARV từ bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm. Giải pháp thu phí dịch vụ điều trị ARV của người bệnh là khó khả thi vì hầu hết người bệnh HIV/AIDS là người nghèo, không có khả năng chi trả dù chi phí cho phác đồ giai đoạn 1 chỉ 10.000 đồng/ngày/người. Với các giai đoạn điều trị muộn hơn (theo phác đồ 2 trở đi), chi phí tăng từ 5 - 10 lần càng gây khó khăn trong việc chi trả. Hơn nữa, thu phí dịch vụ sẽ dẫn đến tình trạng bỏ điều trị, tăng tỷ lệ HIV kháng thuốc và tăng chi phí điều trị ARV.
“Nếu Chính phủ đảm bảo 400 tỷ đồng tiền thuốc ARV cho 100.000 bệnh nhân HIV, Việt Nam không chỉ bảo vệ được cộng đồng mà còn có khả năng trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á kết thúc được đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030”, bác sĩ Long cho biết.
Ngọc Thủy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42