Những thói quen cảm xúc khiến bạn không thể hạnh phúc
Kỹ năng sống: Bắt đầu từ thói quen nhỏ | |
Những bài học ngoài sách vở | |
Người thành đạt làm gì vào sáng thứ Hai? |
Quá để ý lời người khác nói
Có một cô dâu nọ mới về nhà mẹ chồng được vài bữa thì cãi nhau với chồng rồi xách vali về nhà mẹ đẻ. Lý do là cô luôn cảm thấy bị “xúc phạm” bởi mẹ chồng hay “xỉa xói”, “bóng gió”. Khi mẹ chồng cô ca cẩm với người giúp việc rằng cái bếp không gọn gàng, nhà cửa chưa sạch sẽ… là cô nghĩ ngay mẹ chồng đang bóng gió nói mình. Dù sao thì con dâu cũng cần phải quán xuyến việc nhà chứ?
Đừng nên quá sa đà vào cảm xúc và nghĩ nhiều đến tiểu tiết trong cuộc sống |
Trong bữa ăn mẹ chồng kể chuyện khen con gái, thì con dâu nghĩ ngay bà đang so sánh mình với con ruột. Lúc mẹ chồng hỏi cái váy mua ở đâu thì cô lại nghĩ chắc mẹ chê mình ăn mặc không đẹp. Nói chung, cô quá sa đà vào cảm xúc và nghĩ nhiều đến tiểu tiết trong cuộc sống cho nên lúc nào cũng nghĩ người khác nói là đang bóng gió mình. Có khi mọi chuyện không liên quan nhưng lại cảm thấy ấm ức, như bị trêu ngươi, sau đó cáu giận, bực tức.
Muốn hạnh phúc, hãy bỏ qua những tiểu tiết, lời nói, dù có bóng gió hay không của người khác. Thậm chí nếu ai đó cố làm cho bạn cảm thấy chướng tai gai mắt thì bạn cũng nên phớt lờ, bởi điều đó chẳng khiến bạn vui vẻ hơn.
Áp lực hoàn hảo của bản thân
Có người quá tin vào sự hoàn hảo của bản thân đến mức nếu chẳng may nghe ai nói về những điều không tốt của mình trước hoặc sau lưng thì cảm thấy không hài lòng. Họ cố giải thích, chứng minh mình không phải như thế, mình hoàn hảo hơn thế. Sự giải thích quanh co không cần thiết càng khiến người khác không tin. Chính vì vậy, đừng quá quan tâm đến việc người khác nghĩ thế nào về mình. Bạn hoàn hảo hay không hoàn hảo trong mắt người khác đâu có quan trọng bằng việc bạn có hạnh phúc với những việc mình làm hay không?
Hãy để người tin tưởng hiểu bạn và để người không tin bạn nghĩ theo cách mà họ muốn. Bởi vì điều đó không quan trọng với bạn.
Áp lực hưởng thụ vật chất
Bạn còn nhớ lại cái thời bạn không có xe máy để đi, bạn đi xe bus hoặc xe đạp. Bạn mong mỏi có một khoản tiền để mua xe máy. Bạn phấn đấu ngày đêm để đạt được mong muốn của mình. Sau đó, bạn thấy việc đi xe máy cũng bất tiện bởi lúc nắng lúc mưa, cho nên bạn muốn mua ô tô. Khi chưa đủ tiền mua ô tô bạn sẽ luôn nghĩ về nó bằng sự khát khao, sốt ruột…. cứ như thế, bạn quan niệm việc hưởng thụ vật chất ngày hôm nay phải hơn ngày hôm qua. Bạn cố gắng đáp ứng bản thân bằng cách suy nghĩ để đạt được.
Bạn trở thành thiêu thân để đáp ứng cảm xúc thèm muốn của bản thân |
Không chỉ nhà, xe, mà ngay cả quần, áo, đồ trang sức… mọi thứ bạn đều muốn nâng lên giá trị cao hơn. Bạn trở thành thiêu thân để đáp ứng cảm xúc thèm muốn của bản thân mình bằng những thứ vật chất vô tri.
Thời gian trôi đi rất nhanh, thậm chí bạn còn chưa kịp cảm nhận được sự thỏa mãn khi đạt được mong muốn. Vậy mà bạn đã già đi, sức khỏe không còn nữa, thậm chí con cái cũng đã đi chệch hướng trong lúc bạn cố đáp ứng bản thân.
Áp lực vươn lên hơn người khác
Có vị trưởng phòng nọ có thói quen đổ lỗi cho nhân viên dưới quyền để “tránh tội” với cấp trên. Đôi lúc chỉ đơn giản là muốn ai đó bị khiển trách để bản thân được nâng lên tầm cao hoàn hảo. Suy nghĩ phải có ai đó thấp hơn, bị hạ xuống thì mình mới có thể vươn lên đã khiến cho tâm tư của vị này luôn bị đè nặng. Phải vận động trí óc để nghĩ ra mưu mẹo hại người khác thì bản thân mới thỏa mãn. Khi về nhà nấu thức ăn bị mặn, bị chồng chê, vị này tìm cách đổ lỗi cho việc “con quấy nên không tập trung được”. Tóm lại dù việc lớn hay nhỏ đều phải có người đứng ra chịu tội thay.
Trong cảm xúc của những người này luôn sợ hãi mất hình tượng cho nên luôn tìm cách lấp liếm. Điều đó khiến họ không hạnh phúc vì luôn phải vật lộn với những mưu toan nhằm chối tội.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21