Những phận người vùng cao nơi phố thị

Khi cuộc sống ngày càng đổi thay, kinh tế cũng đang trên đà phát triển thì đâu đó vẫn còn những thân phận éo le đang lay lắt mưu sinh ở chốn phồn hoa đô thị. Trong đó có nhiều hoàn cảnh, số phận khác nhau của những người dân tộc thiểu số, nhưng trong họ ai cũng đều có nghị lực vượt khó, có mơ ước, hoài bão về cuộc sống tốt đẹp để hy vọng được sống có ích cho xã hội.
nhung phan nguoi vung cao noi pho thi Nâng cao chất lượng dạy và học ở vùng cao Bát Xát
nhung phan nguoi vung cao noi pho thi Trò vui bên suối của em bé vùng cao

Chuyện buồn nơi xóm chạy thận

Xóm chạy thận ở Hà Nội có địa chỉ tại ngõ 121 đường Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng. Đối với những người có điều kiện kinh tế khi mắc bệnh thận đã chật vật thì đối với những vùng cao, khó khăn càng thêm chồng chất trăm bề. Những ngày giáp Tết, theo chân một nhóm bạn trẻ thiện nguyện, chúng tôi có dịp ghé những bệnh nhân tại xóm chạy thận. Không khí nơi đây những ngày này chẳng khác ngày thường là bao, vẫn là một không gian tĩnh mịch, lẹnh lẽo đến buốt người. Người với người giao tiếp với nhau bằng những tiếng thều thào, tỏ rõ sự mệt mỏi.

nhung phan nguoi vung cao noi pho thi
Cô bé người Dao Đặng Thị Xiêm mong có một phép màu để chữa lành bệnh

Tâm sự với PV, cô bé người Dao, Đặng Thị Xiêm (SN 1994, quê ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) cho biết: “Năm 2015, tròn một năm sau ngày cưới, em đón nhận niềm hạnh phúc lớn nhất cuộc đời khi biết mình có cơ hội sắp làm mẹ. Lúc đó, gia đình 2 bên nội, ngoại đều mừng vui khôn tả. Vậy mà niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Trong thời gian mang bầu, em bỗng thấy người mệt mỏi, tiểu tiện ra máu, khắp người nổi phát ban. Lo lắng cho sức khỏe, em đã tới bệnh viên thăm khám thì các bác sĩ kết luận mắc bệnh thận.

Cầm trên tay tờ kết quả, em như chết lặng người”. Chính căn bệnh quái ác đó đã khiến cho Xiêm không còn đủ sức khỏe để giữ cái thai. Nỗi đau mất con, khiến cô gái trẻ người Dao này gần như suy sụp. Được sự động viên của chồng, cùng ông bà hai bên nội ngoại, Xiêm xuống Hà Nội để bắt đầu hành trình chữa trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Do đường xá xa xôi, để tiện cho việc chữa bệnh, Xiêm tìm tới xóm chạy thận để thuê trọ. Nói về ước mơ, Xiêm nghẹn ngào trong nước mắt: “Giờ đây em chỉ mong sao có một phép màu khiến căn bệnh thận trong người em có cơ hội phục hồi, để em lại có cơ hội làm thiên chức của một người mẹ, vậy là đủ”.

Ở gần phòng nơi Xiêm thuê trọ là trường hợp của em Nguyễn Như Tuấn Đức (SN 1994, người dân tộc Mường, quê Hòa Bình). Tuy mới 24 tuổi, nhưng Đức đã ở xóm chạy thận tới 7 năm. Kể về cuộc đời mình, Đức tâm sự: Em phát hiện mình bị bệnh thận khi chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học. Thời điểm đó, gần như mọi dự định cho tương lai đều sụp đổ trước mắt Đức. Em được gia đình đưa xuống Bạch Mai để chữa trị. Vốn kinh tế gia đình đã khó khăn, từ ngày Đức bị căn bệnh quái ác này đeo bám, bố mẹ em phải làm việc tăng lên gấp bội để lo tiền chạy chữa. Hơn 1 năm nay, do bệnh tình có chiều hướng tăng nặng, nên mẹ Đức đành phải nghỉ việc ở quê để lên Hà Nội chăm con. Để có thêm đồng tiền trang trải cuộc sống nơi thị thành này, ngày mẹ Đức đi làm thuê đủ thứ nghề, tối lại về xóm trọ để động viên, an ủi con trai yên tâm chữa trị bệnh.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng những người dân tộc thiểu số nơi xóm chạy thận này vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ngày ngày, họ vẫn dùng khả năng lao động còn lại của mình để kiếm sống. Anh Mai Anh Tuấn, Trưởng xóm chạy thận cho biết, thời điểm hiện tại xóm chạy thận có 123 người, 100% đều là hộ nghèo, trong đó người dân tộc thiểu số có 7 người. Những người dân tộc ở đây là những người nghèo nhất vì quãng đường đi lại của họ xa xôi nhất. “

Xóm công nhân” giữa lòng Thủ Đô

Xóm Gò, quận Thanh Xuân, trước đây được coi như là “xóm liều” của Thủ đô nên lâu ngày cũng không có ai lai vãng. Thế nhưng từ đầu năm 2017, xóm trọ tồi tàn ấy bỗng nhộn nhịp hẳn lên do có nhiều người lao động ở vùng sâu, vùng xa phiêu dạt về thuê trọ.

Mỗi người có là một mảnh đời khác nhau, một hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng vì miếng cơm, manh áo mà gặp nhau giữa thị thành. Đi đến đầu xóm trọ, chúng tôi gặp Cà Thị Xoa đang giặt quần áo. Xoa năm nay 22 tuổi, mái tóc ép thẳng, giọng nói khá lưu loát, thoạt đầu chúng tôi cũng không biết cô là người dân tộc thiểu số. Chỉ khi cô nói chuyện với một người trong xóm mới nhận ra cô là người Thái ở Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La.

Xoa tâm sự: Em vốn là người miền núi, chả đi đâu ra khỏi đất của chiềng của bản. Thế rồi khi em lấy chồng có 1 cậu con trai thì chồng em bỗng bỏ nhà đi. Em đành về nhà bố mẹ đẻ. Nhà có 7 anh chị em nhưng đều lập gia đình và ở riêng, ruộng cấy không đủ nên cũng phải chịu cảnh bữa đói, bữa no.

Xóm Gò, quận Thanh Xuân, trước đây được coi như là “xóm liều” của Thủ đô nên lâu ngày cũng không có ai lai vãng. Thế nhưng từ đầu năm 2017, xóm trọ tồi tàn ấy bỗng nhộn nhịp hẳn lên do có nhiều người lao động ở vùng sâu, vùng xa phiêu dạt về thuê trọ. Mỗi người có là một mảnh đời khác nhau, một hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng vì miếng cơm, manh áo mà gặp nhau giữa thị thành. Đi đến đầu xóm trọ, chúng tôi gặp Cà Thị Xoa đang giặt quần áo.

Xoa năm nay 22 tuổi, mái tóc ép thẳng, giọng nói khá lưu loát, thoạt đầu chúng tôi cũng không biết cô là người dân tộc thiểu số. Chỉ khi cô nói chuyện với một người trong xóm mới nhận ra cô là người Thái ở Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La. Xoa tâm sự: Em vốn là người miền núi, chả đi đâu ra khỏi đất của chiềng của bản. Thế rồi khi em lấy chồng có 1 cậu con trai thì chồng em bỗng bỏ nhà đi. Em đành về nhà bố mẹ đẻ. Nhà có 7 anh chị em nhưng đều lập gia đình và ở riêng, ruộng cấy không đủ nên cũng phải chịu cảnh bữa đói, bữa no.

Thế rồi, trong một lần từ Thuận Châu, đưa con ra TP. Sơn La khám bệnh. Trên xe, Xoa gặp mấy chị lớn tuổi cũng người Thái kể chuyện đang đi làm thuê ở dưới Hà Nội. Họ nói không cần tay nghề, chỉ cần chịu khó làm theo hướng dẫn của những người đi trước là được. Đồng bào với nhau, chỉ qua câu chuyện tình cờ trên một chuyến xe mà tin nhau. Xoa về gửi con cho bố mẹ rồi theo mấy chị gặp lần đầu tiên đi xuống Hà Nội.

Xoa kể: “Đây là chuyến đi xa và dài nhất trong cuộc đời em. Khi trên ôtô em lo lắm, chẳng biết những người phụ nữ mới quen kia nói có thật không? Nhưng rồi lại tự động viên mình, thôi thì người vùng cao chúng mình không nói dối nhau, cứ đi theo họ, họ làm gì mình làm đó, ăn gì mình ăn đó, tối ngủ đâu mình cũng ngủ đó, chứ biết làm sao bây giờ. Rất may khi về xóm Gò này, Xoa được đồng bào bao bọc tìm được việc trong quán cơm bụi nên cuộc sống cũng đã bớt khó khăn

Ngồi gần Xòa, Mùa A Đông (19 tuổi, ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) tâm sự: “Em không biết chữ nên cứ đi làm thuê thôi”. Năm 2004, bố mẹ bỏ nhau, mẹ nuôi em trai và đi đâu Đông cũng không biết. Rồi bố cũng bỏ đi, Đông bơ vơ đành phải sang nhà chú ruột ở. Rồi đời Đông bắt đầu những chuỗi ngày đi làm thuê, bằng tất cả sức lực của mình. Đời cứ quăng từ nương cà phê này sang đồi cà phê khác, cũng được bữa đói bữa no. Rồi Đông cũng quen với những người đi làm thuê ở Hà Nội, xin đi theo họ xuống làm thợ sắt ở những công trình xây dựng chung cư…

Ở cái nơi quanh năm vất vả, chưa ráo mồ hôi đã hết tiền này, nhưng chúng tôi cảm nhận được những người dân tộc thiểu số vẫn luôn lạc quan, yêu đời và khao khát vươn lên, chiến thắng bệnh tật, sống khỏe, sống có ích cho đời.

Thanh Hà - Đông Xuyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Xem thêm
Phiên bản di động