Những lợi ích bất ngờ khi trẻ ngừng nước ngọt có ga, bánh kẹo sau 8 ngày
Đồ uống tốt cho sức khỏe trong mùa hè | |
Nước quả, nước ngọt có ga - thủ phạm chính gây bệnh đái tháo đường |
Các nhà nghiên cứu đã cắt giảm đường hoàn toàn trong chế độ ăn của 40 trẻ béo phì. Trong hơn 1 tuần sau, cholesterol, huyết áp và mức độ gan nhiễm mỡ của các tình nguyện viên đều giảm.
Vậy làm thế nào để loại bỏ đường fructose khỏi chế độ ăn? Ngừng mua các thực phẩm chế biến sẵn Thật dễ phải không? Không hẳn vậy nhưng hầu hết các thực phẩm đóng gói sẵn đều thêm đường. Do đó, hãy chọn thực phẩm tươi khi đi siêu thị Tự làm nước sốt Nước sốt tự làm sẽ luôn ít đường hơn nước sốt pha sẵn. Tránh các sữa chua có hương vị Sữa chua có các hương vị thường có nhiều đường hơn cả 1 thanh kẹo. Đó là lý do vì sao bạn ăn nhiều sữa chua mà cân nặng không giảm. Hãy mua sữa chua không đường và thêm mật ong hay hoa quả tươi để có vị ngọt tự nhiên. Chỉ mua hoa quả tươi Đây là cách tốt nhất để tránh các loại nước quả và quả khô vốn rất ngon nhưng quá nhiều đường. Bỏ thức uống có ga Tất nhiên rồi, thức uống có ga chưa bao giờ tốt cho bạn. Nếu bạn thấy khó bỏ loại nước uống này thì nên xác định số tiền bạn sẽ bỏ ra mỗi tuần cho loại nước này theo hướng giảm dần. Ăn sô cô la đen cho bữa phụ Nếu hảo ngọt hãy ăn sô cô la đen. Nó tốt hơn cho sức khỏe và giúp hạ huyết áp, nguy cơ đau tim. |
Khi cắt bỏ hoàn toàn lượng đường siro ngô trong nước ngọt có ga và bánh kẹo, nguy cơ béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ và đái tháo đường ở trẻ đã giảm sau 8 ngày.
Đường siro ngô có mặt ở 75% thực phẩm và đồ uống sẵn do gia thành rẻ hơn và làm tăng độ ngọt tới 20% so với đường thô. Khi tiêu thụ, hầu hết đường này sẽ được chuyển hóa trong gan và thành chất béo, tích trữ lại thay vì tiêu hóa. Đó là lý do vì sao trọng lượng giảm khi loại đường khỏi chế độ ăn bởi cơ thể sẽ ngừng đói và khát.
Giáo sư Jean-Marc Schwarz và các cộng sự của ĐH Touro (California, Mỹ) cho biết việc loại bỏ đường fructose khỏi chế độ ăn có thể chống lại căn bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ và đái tháo đường mà không cần bất kỳ loại thuốc nào.
Điều này liên quan với quá trình chuyển đổi từ đường thành chất béo của gan - có tên gọi là DNL (de novo lipogenesis).
So với glucose, chỉ chuyển hóa 20% ở gan và 80% sẽ nằm trong cơ thể, đường fructose sẽ được chuyển hóa 90% ở gan. Như vậy, fructose cũng sẽ chuyển hóa thành chất béo nhanh hơn glucose tới gần 19 lần.
GS Schwarz cho biết: “Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều đường đơn sẽ làm tăng cả DNL và mỡ gan.
Điề quan trọng là việc loại bỏ đường trong chế độ ăn uống của trẻ béo phì chỉ trong 9 ngày đã làm giảm DNL và mỡ gan, cũng như cải thiện sự trao đổi chất đường và lipid”.
Trong nghiên cứu, 40 trẻ béo phì (9-18 tuổi) không dùng đường fructose trong 8 ngày, đã giảm cholesterol, huyết áp và tình trạng kháng insulin.
“Quan trọng hơn, những trẻ này đã giảm tới 56% DNL trong thời gian ngừng tiêu thụ đường. Trên tất cả, mỡ gan giảm tới 22%”, GS Schwartz cho biết.
Một nghiên cứu nhỏ trên nam thanh niên cũng cho kết quả tương tự. Sau 8 ngày nạp fructose, cả DNL và mỡ gan đều tăng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Osteopathic Association.
Theo Nhân Hà/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44