Những “cửa ngõ” giúp Thủ đô cất cánh

Giải phóng Thủ đô 65 năm về trước, những cửa ngõ Hà Nội đã rộng mở để đón đoàn quân giải phóng tiến về trong hân hoan của tự do và niềm kỳ vọng ở tương lai. 65 năm sau, cũng vẫn với khí thế này, nền kinh tế Thủ đô không ngừng bứt phá và phát triển, trong đó cơ sở hạ tầng giao thông đã có những bước phát triển vượt bậc.
nhung cua ngo giup thu do cat canh Bừng sáng tinh hoa văn hóa múa rồng của Thủ đô
nhung cua ngo giup thu do cat canh Phát động công chức, viên chức Hà Nội hiến kế xây dựng Thủ đô
nhung cua ngo giup thu do cat canh “Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội

Nhiều dự án hoàn thành, đưa vào khai thác đã và đang từng bước khớp nối và hoàn chỉnh mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung, hiện tượng ùn tắc đã được cải thiện và được dư luận nhân dân đánh giá cao. Những cửa ngõ dẫn vào Thủ đô năm nào nay đã đổi thay, thênh thang và hiện đại hơn, tựa như lát cắt trong bức tranh về giao thông Hà Nội trong gam màu tươi sáng.

nhung cua ngo giup thu do cat canh
Hạ tầng cửa ngõ Thủ đô ngày một phát triển (ảnh: Minh Phương)

Dấu ấn kết nối

Ngay từ những ngày đầu khi bắt đầu công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã xác định rõ giao thông vận tải là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng. Với tầm nhìn chiến lược như vậy nên việc ưu tiên đầu tư phát triển để giao thông vận tải đi trước một bước đã trực tiếp tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhìn lại chặng đường đổi mới, giao thông vận tải của Thủ đô đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt, những năm gần đây có thể được coi là giai đoạn gặt hái thành tựu với những bước tiến đột phá của kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bức tranh về giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắc tươi sáng. Ở đó có thể thấy dáng dấp của những cửa ngõ Thủ đô, đóng vai trò kết nối và là hạt nhân quan trọng thúc đẩy kinh tế hội nhập, phát triển. Từ những cửa ngõ, luồng sinh khí từ những tỉnh thành, địa phương lân cận với Hà Nội và rộng hơn là với các nước trong và ngoài khu vực được thổi bùng mạnh mẽ.

Đó là những nút giao thông như Giải Phóng nối liền Quốc lộ 1A cũ và là tuyến chính rẽ đi Pháp Vân – Cầu Giẽ, đây là tuyến huyết mạch cửa ngõ quan trọng giúp kết nối Thủ đô về phía Nam. Đó là cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng giúp Thủ đô vươn mình ra hướng Đông. Đó là cung đường cửa ngõ Nguyễn Trãi nối Thủ đô ra quốc lộ 6 đi về phía Tây Nam. Đó là cây cầu Thăng Long nối dài về phía Bắc Thủ đô. Đó là trục cửa ngõ hướng tâm mang tên Hồ Tùng Mậu kết nối quốc lộ 32 đi các địa phương thuộc cửa ngõ phía Tây Thủ đô.

Đó là cây cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng nằm trên quốc lộ 1A và là cửa ngõ quan trọng hướng về các tỉnh nằm phía Đông Bắc của Thủ đô như Bắc Ninh, Bắc Giang. Đó là Đại lộ Thăng Long, Láng - Hòa Lạc tuyến huyết mạch cửa ngõ kết nối Thủ đô theo hướng Tây đi về các tỉnh Hòa Bình, Sơn La… mỗi hướng, mỗi cửa ngõ kể trên đều có một điểm chung xuyên suốt là tạo sự liên kết giữa Hà Nội với các vùng lân cận, hình thành nên vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các trung tâm thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.

Theo ghi nhận, với khu vực nội đô, nhiều tuyến đường như: Vành đai 1, Vành đai 2 và một số đoạn tuyến của Vành đai 2,5 cùng Vành đai 3 và 3,5... cũng đang được tích cực triển khai xây dựng. Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài được mở rộng. Tuyến buýt nhanh BRT được đưa vào vận hành. Nhiều công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng khác như các tuyến đường sắt đô thị số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông), số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội); cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình... đang tạo nên những mối liên kết kinh tế quan trọng để Hà Nội cất cánh trong tương lai.

Bên cạnh những trục giao thông quan trọng kể trên, hiện Hà Nội còn có nhiều tuyến cao tốc quan trọng đóng vai trò kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Pháp Vân - Cầu Giẽ, QL3 mới Hà Nội - Thái Nguyên... những tuyến huyết mạch này đã trực tiếp tạo dựng nền tảng thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô.

nhung cua ngo giup thu do cat canh

Thổi luồng sinh khí mới

Không thể phủ nhận, cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ và thuận tiện chính là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư và tăng khả năng thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Minh chứng dễ thấy là tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đây được xem là tuyến tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ đầu tiên của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Trục giao thông này nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam nối cửa ngõ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ. Từ đây, các phương tiện có thể lưu thông theo luồng tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, nối dài đường cao tốc từ Bắc Giang qua Bắc Ninh – Hà Nội – Pháp Vân – Cầu Giẽ tới Ninh Bình và chuẩn bị đi tiếp tới Thanh Hóa rồi tới Vinh.

Ngay sau khi được đưa vào khai thác, những hiệu quả tuyến giao thông này mang lại là tương đối rõ nét. Chẳng hạn, năm 2010, khi tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chưa đi vào khai thác, tỉnh Hà Nam mới chỉ có 02 khu công nghiệp là Đồng Văn I và Đồng Văn II… thì đến nay, Hà Nam đã có không dưới 7 khu công nghiệp. Riêng năm 2015, Hà Nam đã thu hút khoảng 70 dự án đầu tư mới – Đây cũng là cơ hội cho hàng trăm công nhân có việc làm ổn định ngay trên quê hương.

Gần hơn với Thủ đô, những địa phương nằm ngay trục “cửa ngõ” nếu biết tận dụng khéo léo cơ hội và tiềm năng phát triển thì nhịp đô thị phát triển mang tính tất yếu. Thực tế của huyện Gia Lâm là minh chứng rõ nét. Theo ghi nhận, Gia Lâm có vị trí nằm ngay cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, trên trục giao thông đầu mối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt, địa phương này là khu vực đô thị trung tâm, tiếp giáp với các quận nội thành Long Biên, Hoàng Mai và khu đô thị Ecopark của tỉnh Hưng Yên.

Với vị trí thuận lợi cùng nhiều tiềm năng phát triển nên theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm Lê Anh Quân, đến nay các điều kiện để Gia Lâm trở thành quận đã cơ bản đạt được. Trong đó, đối với các tiêu chí của đơn vị cấp quận, huyện Gia Lâm đã có 24/28 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, chỉ còn 4 tiêu chí chưa đạt. Đối với các xã, thị trấn, so sánh với 16 tiêu chí thành lập phường, đã có từ 8 - 13/16 tiêu chí đạt và cơ bản đạt.Tính trong 10 năm từ khi điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô, tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Gia Lâm là 4.861.248 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã là 3.848.178 triệu đồng, chiếm 79,2%. Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm, Nhà văn hóa huyện đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hiện mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Gia Lâm đã và đang được đầu tư đồng bộ, kết nối giữa các khu vực Bắc Đuống, Nam Đuống, Sông Hồng của huyện và các quận, huyện lân cận. Đồng thời Gia Lâm cũng đã kết nối với các khu đô thị mới, khu dân cư, đảm bảo giao thông thuận tiện, thông suốt. Trên địa bàn huyện có 11 tuyến phố văn minh đô thị, chiếm tỷ lệ 50% trên tổng số trục phố chính. Trong thời gian qua, Gia Lâm đã tổ chức triển khai đầu tư 41 tuyến đường trục chính, với tổng chiều dài khoảng 88,8 km. Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số 984,9 km đường giao thông, mật độ đường giao thông đô thị đạt 8,64km/km

Riêng các tuyến đường hạ tầng khung trên địa bàn cũng được triển khai thực hiện tích cực, với 4 tuyến đường như: Đông Dư - Dương Xá, Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, Đê Tả Đuống Phù Đổng, đường 30m Cổ Bi hiện Gia Lâm đã triển khai thi công, dự kiến hoàn thành trong quý III/2019, 7 tuyến đường dự kiến triển khai thi công quý III, IV/2019, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung trên địa bàn.

Nhìn vào thực tế, giao thông Hà Nội thời gian qua đã có những chuyển biến cơ bản. Năm 2016 có 41 điểm “đen” ùn tắc; đến tháng 7/2019 chỉ còn 27 điểm; số vụ tai nạn giao thông hàng năm giảm từ 5% trở lên.

Tuy nhiên, giao thông Hà Nội vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại chưa được giải quyết. Dân số cơ học tăng nhanh, lượng phương tiện cá nhân đã đạt trên 6 triệu chiếc và không ngừng gia tăng. Trong khi đó tốc độ phát triển hạ tầng lại rất chậm, quỹ đất dành cho giao thông, nhất là khu vực trung tâm Thành phố ngày càng eo hẹp. Nói cách khác, bên cạnh những khó khăn khách quan, cũng có cả những vấn đề nội tại đang kìm hãm bước đột phá của giao thông Thủ đô.

Nhiều chuyên gia cho rằng, rào cản lớn nhất khiến Hà Nội cũng như nhiều đô thị khác của cả nước khó thu hút nguồn vốn tư nhân vào lĩnh vực hạ tầng giao thông là cơ chế, chính sách thiếu sức hút. Nói cách khác, trong khi xã hội phát triển từng ngày, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư hạ tầng giao thông bằng vốn tư nhân lại phải mất hàng năm, nhiều năm vẫn chưa hoàn thiện.

Đây chính là khó khăn khách quan mà Hà Nội không thể đơn phương giải quyết. Có thể nói, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách nhằm thu hút nguồn vốn xã hội hoá là một trong những nguồn lực, điều kiện tối quan trọng với sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị Hà Nội. Và vấn đề này chỉ có thể giải quyết nếu có sự quan tâm sát sao, liên tục của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương.

Sẵn sàng để hội nhập

Thống kê cho thấy, mỗi năm, dân số Thủ đô ước tăng khoảng 200 nghìn người. Tính đến cuối 2018, dân số Hà Nội là khoảng 7,8 triệu người, dự báo tăng gấp đôi đến năm 2050. Điều này là tiềm năng song cũng là thách thức không nhỏ đến vấn đề quy hoạch và phát triển giao thông Thủ đô.

Bàn sâu về sự phát triển tương quan giữa giao thông và đô thị, tại hội thảo khoa học "Giao thông - quy hoạch: Vấn đề và giải pháp cho Hà Nội" PGS.TS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, luôn có sự kết hợp giữa giao thông và quy hoạch.

Theo Quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm có khu đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh và các thị trấn sinh thái nhằm giảm sức ép cho khu vực nội đô. Đô thị trung tâm là khu vực nội đô hiện tại được phát triển mở rộng về phía Tây Nam đến đường Vành đai 4; về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông với khu vực Gia Lâm và Long Biên. Năm đô thị vệ tinh bao gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

Theo ghi nhận, trong những năm qua, được sự định hướng của Chính phủ cũng như các bộ, ngành, Hà Nội đã hạn chế được việc quy hoạch và đầu tư dàn trải, tập trung quy hoạch hạ tầng khung để hướng tới xây dựng phát triển hài hòa giữa vùng lõi và ngoại thành.

Theo đó, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có nhiều trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh với chiều dài khoảng gần 100km.

Các trục đường này có quy mô mặt cắt ngang từ 40-60m, tối thiểu sáu làn xe cơ giới, bao gồm trục Tây Thăng Long đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây dài khoảng 20km; trục Hồ Tây - Ba Vì đoạn Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Hòa Lạc dài khoảng 25km; trục Hà Đông - Xuân Mai đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Xuân Mai dài khoảng 20km; trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới đô thị vệ tinh Phú Xuyên dài khoảng 25km. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng tạo cho các đô thị vệ tinh phát triển.

Theo ông Vũ Văn Viện – Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, giao thông là huyết mạch của nền kinh tế. Muốn nền kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng nói chung, giao thông phải đi trước một bước. Đặc biệt, để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, đặt trong bối cảnh Hà Nội đang hướng tới mô hình “thành phố thông minh”, thì giao thông là một trong những lĩnh vực đóng vai trò tiên phong.

nhung cua ngo giup thu do cat canh

Phát huy vai trò của mình, thời gian qua Hà Nội nói chung và Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói riêng đã tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm giao thông, vi phạm lấn chiếm lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông nhằm lập lại trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố.

Từng bước triển khai đề án Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng; đẩy mạnh triển khai Kế hoạch phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố; Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông và phương tiện giao thông; Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến để phục vụ công tác quản lý, điều hành và điều tiết giao thông; Lắp đặt hệ thống camera phục vụ cho công tác quản lý điều hành giao thông trên địa bàn nội thành...

Dẫn như vậy để thấy rằng, vai trò của những cửa ngõ Thủ đô là hết sức quan trọng và tầm nhìn của các ban ngành trong quy hoạch và định hướng phát triển là nền tảng giúp khơi dậy những tiềm năng của Thủ đô, kết nối kinh tế các vùng miền phát triển.

Với các địa phương cửa ngõ, theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội, các huyện Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Đan Phượng… đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu trở thành quận. Lộ trình đã rõ, những nỗ lực không ngừng đã mang lại kết quả đáng khích lệ, hệ thống giao thông đã từng bước hình thành cùng những không gian đô thị.

Quá trình phát triển huyện thành quận, vấn đề “giao thông phải đi trước một bước” đã được xác định rõ. Tuy nhiên, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương và thành phố Hà Nội, bản thân các huyện phải nỗ lực tạo nguồn lực phát triển tại chỗ, chỉ có như vậy nơi cửa ngõ Thủ đô mới có thể phát triển bền vững.

Giang Nam

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an Hà Nội điều động 6 cán bộ đặc biệt tinh nhuệ sang Myanmar

Công an thành phố Hà Nội điều động 6 cán bộ tham gia Đoàn công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn và khắc phục hậu quả, thiệt hại sau trận động đất tại Myanmar.
Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Dự báo giá USD tuần tới: Giá USD ngân hàng sẽ neo ở mức cao

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo giá xăng, dầu tuần tới có thể tăng nhẹ

Dự báo trong kỳ điều hành tuần tới (3/4/2025), giá xăng, dầu có thể sẽ tăng nhẹ.
Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Người phụ nữ bị lừa 150 triệu khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con

Công an thành phố Hà Nội thông tin, mới đây, một người phụ nữ ở quận Đống Đa (Hà Nội) đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Phát triển nhà ở xã hội: Quyết tâm cao, nỗ lực lớn

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước, cùng các bộ, ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển nhà ở xã hội với nhiều chính sách và nguồn lực ưu tiên. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ các ngành, địa phương. Để cụ thể hoá các chủ trương này, thành phố Hà Nội đã xây dựng nhiều chính sách đặc thù có đột phá với việc xác định rõ trách nhiệm của Thành phố, của địa phương, của cộng đồng và “cơ hội” đang dần đến nhiều hơn với người dân.
Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng dưới 1 triệu đồng nhập qua thương mại điện tử

Bộ Tài chính vừa thay đổi đề xuất hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu, thay vì 2 triệu đồng như trước đó.

Tin khác

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tổ địa bàn Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bắc Từ Liêm đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Công an các phường tổ chức đồng loạt Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 2.000 người.
Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Từng bước bỏ lớp áo cũ, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của Hà Nội nhằm nâng cấp hệ thống công viên, mang đến những không gian xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội thực hiện chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Hà Nội: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại huyện Thạch Thất với sự tham gia của 1.000 người.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo vệ dữ liệu người sử dụng

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo vệ dữ liệu người sử dụng

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội có văn bản gửi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn thành phố, đề nghị bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ.
Xem thêm
Phiên bản di động