Nhức mắt với quảng cáo trong phim Việt
TIN LIÊN QUAN | |
Những gương mặt “kiếm tiền” cho phim Việt | |
Vài phim Việt hốt bạc, điện ảnh Việt hốt gì? |
Phản cảm, khó chấp nhận
Bộ phim hợp tác Việt – Hàn “Tuổi thanh xuân” chiếu vào giờ vàng trên kênh VTV3 đang tạo được sức hút mạnh mẽ. Điểm cộng cho bộ phim là những cảnh quay lãng mạn, ngọt ngào pha thêm yếu tố Hàn Quốc và dàn diễn viên trẻ đẹp, diễn xuất tốt. Tuy nhiên càng ở những tập tiếp theo, “Tuổi thanh xuân” càng làm khán giả lắc đầu ngao ngán bởi có nhiều sản phẩm quảng cáo lồng ghép vào nội dung phim quá phô, gây phản cảm.
Xuyên suốt bộ phim, từ nhãn hiệu tivi, điện thoại, tên ngân hàng, tên hiệu bánh,… được đạo diễn quay rõ mồn một. Đỉnh điểm ở tập 22 của bộ phim phát sóng vào tối ngày 5/3, không khó để nhận ra hàng loạt nhãn hiệu sản phẩm được đưa vào phim một cách thô thiển. Trong một cảnh quay nhân vật Khánh đến thăm mẹ Linh, Khánh tặng bố mẹ Linh hai hộp thực phẩm chức năng và không quên giới thiệu vanh vách như học thuộc lòng công dụng kỳ diệu của món quà mình đem tặng. Ở một cảnh khác, nhân vật Jiyong vừa chụp ảnh bằng một chiếc điện thoại có nhãn hiệu rõ ràng vừa giới thiệu chức năng và cách sử dụng cho khách hàng,…
Trên trang facebook của bộ phim “Tuổi thanh xuân”, bạn Duy Nguyễn bức xúc: “Quảng cáo thô không chịu được”. Khán giả có nickname Ô Mai viết: “Tập này quảng cáo trá hình nhiều quá: Samsung, Otiv, Jev, căn hộ Royal Cyti…”. Thậm chí bạn Đức Nguyễn còn hài hước chụp lại hình hai hộp thuốc bổ mà ống kính máy quay quay thẳng vào một khoảng thời gian không ngắn với lời bình: “Thuốc này tốt cho não và xương nè.”
Bộ phim hợp tác Việt – Hàn “Tuổi thanh xuân” |
Chị Quỳnh Ngân bày tỏ: “Quảng cáo sản phẩm vào nội dung phim đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Không chỉ riêng phim “Tuổi thanh xuân” đang chiếu, trước đó nhiều bộ phim phát sóng khung giờ vàng cũng lạm dụng đưa sản phẩm quảng cáo vào một cách quá lộ liễu. Qua đây tôi mong các nhà làm phim Việt nên học tập cách làm phim của Hàn Quốc. Họ có rất nhiều bộ phim lồng quảng cáo nhưng đạt được hiệu quả cao cho sản phẩm của nhà tài trợ chứ không gây phản cảm như phim của chúng ta.”
Cần phải có “tầm”
Kinh phí luôn là gánh nặng của các nhà sản xuất phim. Bởi vậy giải pháp bắt tay với các nhãn hàng để họ đưa sản phẩm vào trong phim là một lối thoát cho các nhà làm phim. Với kinh nghiệm lâu năm làm phim truyền hình dài tập, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chia sẻ với LĐTĐ: “Các nhà làm phim chỉ có một khoản tiền nhất định cho một bộ phim nên trong thời kỳ làm phim xã hội hóa như hiện nay, họ thường hợp tác với nhà đài để thu lợi nhuận từ quảng cáo. Sau đó các công ty truyền thông kêu gọi các nhãn hàng tham gia quảng cáo trong bộ phim. Tuy nhiên nếu lồng ghép sản phẩm quảng cáo nhẹ nhàng và hợp lý thì còn chịu được nhưng quảng cáo quá đà, thậm chí là thô bạo thì không nên.”
“Nếu người làm phim lạm dụng lồng ghép đưa sản phẩm quảng cáo trong phim, không cẩn thận có khi còn bị phạt. Bởi có một số sản phẩm như rượu bia, thuốc lá,… bị nghiêm cấm quảng cáo. Quan điểm của cá nhân tôi, làm phim phải đặt giá trị nghệ thuật lên trên hết, nếu chỉ chăm chăm vào lợi nhuận rất dễ làm hỏng bộ phim”.
Cũng theo đạo diễn bộ phim “Ma làng”, chi phí cho sản phẩm xuất hiện trong phim không phải nhỏ. Song, so với những shot quảng cáo vào khung giờ vàng thì việc đầu tư như vậy rẻ và hiệu quả hơn. Ông tiết lộ, một sản phẩm thuốc thực phẩm chức năng chi phí quảng cáo mỗi lần 30 giây trên khung giờ vàng lên tới hàng trăm triệu. Mỗi tối chạy 10 lượt quảng cáo, nhãn hàng đó phải mất tới tiền tỷ. Nhưng tiền chi cho lồng sản phẩm vào các tập trong phim chỉ mất vài chục triệu đồng, như vậy các nhãn hàng sẽ được lợi.
Trở lại với quan điểm của chị Quỳnh Ngân, cư dân phố Kim Mã, phim Hàn Quốc cũng giới thiệu, đưa các sản phẩm quảng cáo như túi xách, quần áo, mỹ phẩm vào phim nhưng khi xem khán giả không cảm thấy bị ức chế, khó chịu. Nhiều khi gu thời trang của nhân vật chính trong bộ phim ấy trở thành “mode” cho phái đẹp ngoài đời. Những sản phẩm lồng trong phim luôn đem lại lợi nhuận cao cho các nhà làm phim và nhà tài trợ. Hay như loạt phim hành động “Điệp viên 007”, dù khán giả dễ dàng nhận ra nhân vật James Bond khoe đồng hồ, mắt kính, quần áo hàng hiệu nhưng cũng phải gật đầu mê mẩn.
“Dẫu biết so sánh là khập khiễng, nhưng phải thừa nhận rằng người nước ngoài họ quảng cáo trong phim khôn khéo chứ không vụng về như chúng ta. Chung quy lỗi cũng bởi kinh phí eo hẹp, và cái tầm của người làm phim”, chị Ngân nói.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35