PHIÊN CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 10 QUỐC HỘI KHÓA XIII

Nhìn thẳng vào những việc chưa làm được

Hôm qua (16/11) Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Đây là phiên chất vấn cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII nên các đại biểu tập trung chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ về những vấn đề mà lãnh đạo ngành đã hứa.
Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn 'chưa từng có'
Phiên chất vấn tại kỳ họp 13 HĐND TP: Dân chủ, thẳng thắn

Vẫn còn thất thoát, lãng phí

Thay mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội về công tác điều hành của Chính phủ năm 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Về vấn đề quản lý đầu tư công, mặc dù đã thu được những kết quả quan trọng, tuy nhiên, Chính phủ cũng thừa nhận việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm. Vẫn còn tình trạng điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư; tình trạng chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản ở một số nơi khắc phục chậm; hiệu quả đầu tư công chưa cao; thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước tham gia vào đầu tư phát triển chưa thật hiệu quả.

Nhìn thẳng vào những việc chưa làm được
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo trước Quốc hội

Tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nhiều ngành, lĩnh vực và sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường, công ty nông, lâm nghiệp chưa đạt tiến độ đề ra; tỷ lệ vốn được cổ phần hóa còn thấp. Cân đối ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, cơ cấu chưa hợp lý, chi thường xuyên lớn, bội chi còn cao; quản lý và sử dụng ngân sách ở một số bộ ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ; vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá và lãng phí trong chi ngân sách; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; việc sử dụng các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh và vay của chính quyền địa phương ở một số dự án hiệu quả còn thấp; việc thực hiện lộ trình giá thị trường các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhìn chung còn chậm. Việc sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản ở một số nơi còn lãng phí, hiệu quả chưa cao.

Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn nhiều, xử lý chưa nghiêm, gây thất thoát ngân sách, cũng không phải là yếu kém mới được phát hiện ở nhiệm kỳ này. Trong lĩnh vực xã hội, những “tồn kho” được Chính phủ nhìn nhận là tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trung ương chưa được khắc phục căn bản, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm còn nhiều yếu kém.

Vẫn là những hạn chế, yếu kém đã được nêu triền miên qua nhiều kỳ họp, đó là tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo. Việc đổi mới chế độ công vụ, công chức còn chậm, tinh giản biên chế còn khó khăn. Chất lượng của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Việc tăng số lượng cấp phó các đơn vị thuộc một số bộ, ngành chủ yếu do sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy nội bộ đối với những lĩnh vực có phạm vi, đối tượng quản lý rộng. Số lượng cấp phó ở các bộ, ngành và địa phương sẽ giảm trong quá trình thực hiện Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.Tính đến tháng 11/2015, cả nước có 131 thứ trưởng và tương đương (tăng 9 so với đầu nhiệm kỳ); có 238 phó chủ tịch UBND cấp tỉnh (so với quy định nếu không tính 27 người thuộc diện luân chuyển thì vượt 9 người; so với đầu nhiệm kỳ nếu không tính 27 người thuộc diện luân chuyển thì giảm 5 người).

Giảm tỷ lệ tội phạm tham nhũng hưởng án treo

Báo cáo thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho biết: Năm 2014 tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo là 18,7%, giảm 1,3%, trong đó tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng giảm hơn 8,2% so với 2013. Còn 6 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được hưởng án treo chỉ chiếm 12%, giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm trước. Thẩm tra báo cáo của Chánh án Trương Hòa Bình, cơ quan chuyên trách của Quốc hội phê bình báo cáo còn gửi chậm, mới tập trung đánh giá về những kết quả đã đạt được. Việc nêu và đánh giá về những tồn tại, hạn chế còn sơ lược, thiếu các thông tin, số liệu cụ thể, chưa đi sâu phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân và đề ra giải pháp mang tính đột phá để khắc phục. Cơ quan thẩm tra chỉ rõ, trong công tác xét xử, các tòa án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu theo các nghị quyết của Quốc hội.

Chẳng hạn, về việc kiểm tra, rà soát các vụ án hình sự có đơn kêu oan, đã xét xử có mức án phạt tù từ 20 năm, chung thân đến tử hình, đến nay mới tiến hành rà soát, giải quyết xong 35 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp phải kháng nghị giám đốc thẩm để xét xử lại theo thủ tục chung. Vẫn còn 15 trường hợp đang tiếp tục rà soát. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Năm qua, ngành đã kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại gần 1.500 cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Qua đó, phát hiện 45 trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hơn 1.000 trường hợp giải quyết không đúng, không đầy đủ; hơn 7.000 hồ sơ vi phạm thời hạn giải quyết...Với gần 16.000 cuộc kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ, trại tạm giam, ngành đã không phê chuẩn quyết định bắt khẩn cấp hơn 310 trường hợp; hủy quyết định tạm giữ, không phê chuẩn gia hạn tạm giữ gần 800 trường hợp; hủy quyết định tạm giữ, yêu cầu trả tự do cho 385 người.

VKS đã yêu cầu khởi tố hơn 1.200 vụ, hủy 240 quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ pháp luật. Trong năm 2013-2014, ngành đã ban hành hơn 120.000 văn bản yêu cầu điều tra, qua đó hạn chế đáng kể của những vi phạm pháp luật, thiếu sót trong quá trình điều tra dẫn đến phải trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, VKSND Tối cao cũng nhận thấy còn thiếu sót khi chưa quản lý chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Trách nhiệm công tố trong một số vụ án chưa tốt, chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp tại một số đơn vị còn hạn chế, còn có kiểm sát viên thiếu chủ động trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Một số kiểm sát địa phương còn để xảy ra oan, sai, chậm phát hiện vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tư pháp để kịp thời kháng nghị, kiến nghị khắc phục, phòng ngừa.

Vênh nhau... nhưng không tiêu cực

Trong phiên trả lời chất vấn đầu tiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thương làm các đại biểu hết sức ngạc nhiên, đó là con số vênh nhau về diện tích phá rừng làm thủy điện. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát: Diện tích trồng rừng thay thế khi làm thủy điện là 21.000 ha, trong khi đó Bộ Công Thương lại đưa ra con số là 18.000 ha. Các đại biểu liền phản biện tại sao hai bộ trưởng đưa con số vênh nhau lên tới 3.000 ha? Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời: “Đúng là có việc một số doanh nghiệp làm thủy điện nhưng chưa trồng rừng thay thế. Họ báo cáo vì trước đây khi xét duyệt dự án không nhắc nên bây giờ không có tiền để làm. Và đúng là có thực tế như vậy, duyệt dự án thủy điện trước rồi khi Quốc hội nhắc nhở mới rà lại trồng rừng thay thế.

Về độ vênh rừng thay thế tôi nghĩ do thời điểm, còn chúng tôi đã gửi đến Quốc hội danh sách từng tỉnh một chứ không có vấn đề gì ở đây cả”. Về phần mình, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, khả năng việc trồng rừng thay thế khi làm thủy điện của năm 2015 sẽ hoàn thành. Riêng về sự vênh nhau con số, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay: Có thể do thống kê hai ngành khác nhau, thực tế một số công trình kết hợp thủy lợi thủy điện nhưng thủy lợi là chính. Cho nên khi tính thì tính như thủy lợi hoặc không tính như thực tế.

Sau phiên giám sát, chất vấn lần này, QH dự kiến sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10, trong đó nêu rõ những nội dung tồn tại, những vấn đề tiếp tục phải làm, phải khắc phục. Nghị quyết này nếu được QH thông qua sẽ được gửi tới nhiệm kỳ tiếp sau để QH tiếp tục giám sát, đôn đốc việc thực hiện các cam kết, lời hứa của Bộ trưởng, trưởng ngành trước QH và trước cử tri.

Có thể, trong nhiệm kỳ tới, dù có người không tiếp tục giữ chức vụ Bộ trưởng, trưởng ngành, nhưng yêu cầu đặt ra là phải có sự kế thừa kết quả hoạt động của ngành, lĩnh vực mình, chứ không loại trừ trách nhiệm của cá nhân nào, dù là lãnh đạo mới được bổ nhiệm, hay được bổ nhiệm lại đều phải có trách nhiệm giải quyết những tồn tại của lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Nói cách khác, người kế nhiệm không chỉ kế thừa những thành quả của các nhiệm kỳ trước để lại mà còn phải kế thừa và giải quyết những tồn tại của ngành, lĩnh vực.

ÔNG NGUYỄN HẠNH PHÚC

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động