Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc muốn mua lại các công ty bán lẻ tại Việt Nam
Ngày 15/11, gần 1.000 doanh nghiệp cùng bàn luận về bất động sản | |
Bắc Ninh phải là một điểm đến cho các nhà đầu tư | |
Việt Nam thúc đẩy thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản |
Hàn Quốc đầu tư mạnh vào Việt Nam
Phát biểu tại chuỗi sự kiện mang tên “Diễn đàn- giao thương Hợp tác Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Kim Jaehong- Chủ tịch Kotra Hàn Quốc chia sẻ, gần đây, có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến lĩnh vực mua bán và sáp nhập (M&A) với Việt Nam.
Thông qua M&A hai bên có thể thâm nhập vào thị trường các nước khác. Cũng theo ông Kim Jaehong- Chủ tịch Kotra Hàn Quốc, trong 25 năm vừa qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bằng chứng, quy mô thương mại giữa hai nước trong 3 quý đầu năm đã đạt con số 47,2 tỷ USD và cả năm 2017 con số này có thể vượt mức 50 tỷ USD, gấp hơn 100 lần so với quy mô của năm 1992 khi hai nước mới bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao.
“Hiện tại, xu hướng các DN Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam rất nhiều, nhiều nhất trong số các nước ASEAN. Hơn thế nữa, Hàn Quốc đã và đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đạt 55,8 tỷ USD”, Chủ tịch Kotra Hàn Quốc chia sẻ. Ông Kim Jaehong cho biết thêm, gần đây, có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đến M&A với Việt Nam, đây là cơ hội để hai nước có thể hợp tác tốt qua M&A.
Ngoài ra, thông qua M&A hai bên có thể hợp tác chuyển giao công nghệ, đầu tư liên doanh, đặc biệt khi Hàn Quốc hợp tác công nghệ với Việt Nam thì hai bên có thể thâm nhập vào thị trường các nước khác. “Chúng tôi kỳ vọng hai nước có thể hợp tác về lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, dịch vụ và giáo dục”, Chủ tịch Kotra Hàn Quốc nói.
Nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam mong muốn mua lại các công ty của Việt Nam để phát triển thị phần nhắm vào thị trường 95 triệu, dân nên dẫn đầu trong các thương vụ M&A là lĩnh vực bán lẻ. Ảnh minh họa |
Chia sẻ về những con số M&A, ông Đặng Xuân Minh, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Diễn đàn M&A Việt Nam cho hay, năm 2016, tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam đạt hơn 500 vụ, chiếm khoảng 5% số thương vụ M&A tại Đông Nam Á, với tổng giá trị 5,8 tỷ USD. Trong đó, tập trung chính vào những ngành như tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất công nghiệp, bất động sản, thông tin truyền thông, tài chính.
Các nhà đầu tư chủ yếu là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Hàn Quốc nằm trong top 4 về số thương vụ M&A với Việt Nam thời gian qua. Ông Minh dẫn chứng bằng con số cho thấy, năm 2016, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt mức 50 tỷ USD và hiện tại là 55,8 tỷ USD (nổi bật nhất là đầu tư của Samsung), kéo theo sự phát triển của rất nhiều công ty, nhà cung cấp, nhà hỗ trợ của Việt Nam. “Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá hoạt động M&A của Hàn Quốc với Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng trưởng theo sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp”, ông Minh nói.
Bán lẻ là lĩnh vực triển vọng tại Việt Nam
Chia sẻ về cơ hội của các nhà đầu tư Hàn Quốc về M&A với Việt Nam, ông Đặng Xuân Minh cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã nới lỏng quy định về giới hạn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc có rất nhiều cơ hội thực hiện M&A trong nhiều lĩnh vực.
Theo nhận định của ông Minh, lĩnh vực triển vọng nhất là bán lẻ: “Nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam mong muốn mua lại các công ty của Việt Nam để phát triển thị phần nhắm vào thị trường 95 triệu, dân nên dẫn đầu trong các thương vụ M&A là lĩnh vực bán lẻ. Có thể kể đến các thương vụ điển hình như nhà đầu tư Thái Lan mua lại chuỗi siêu thị Metro, BigC, Nguyễn Kim…”. Một lĩnh vực cũng khá hấp dẫn tại Việt Nam đó là lĩnh vực bất động sản.
Theo ông Minh, hiện nay, nhiều nhà đầu tư Việt đang có xu hướng thực hiện M&A các dự án đầu tư của mình tại các vùng đang nổi như Đà Nẵng, TP. HCM… Hàn Quốc có một số thương vụ lớn tại Việt Nam trong thời gian qua như, thương vụ chuyển nhượng tòa nhà Kangnam và khách sạn Hà Nội-Deawoo, riêng trong phía Nam nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc cũng mua lại các trung tâm thương mại hay các tòa nhà. Ba là cơ hội trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn.
Hiện tại, cơ hội từ cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2017 – 2020. Ông Minh cho biết, trong thời gian qua, Việt Nam đã nới lỏng quy định về giới hạn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cơ hội dành cho các nhà đầu tư Hàn trong cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là không hề nhỏ.
Theo Minh Ngọc/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35