Nhiều người nhầm quai bị với bệnh nguy hiểm
Rét về, "lộ diện" nhiều bệnh tấn công sức khỏe | |
Những thực phẩm giúp điều trị bệnh quai bị nhanh chóng |
Cần phân biệt rõ các triệu chứng bệnh quai bị với viêm tuyến nước bọt. |
Biến chứng nguy hiểm vì dễ nhầm quai bị với bệnh khác
Gia đình chị Hồng Hà (35 tuổi) có chồng và con trai 5 tuổi đều mắc quai bị và đã khỏi. Một tuần trước chị Hồng Hà thấy triệu chứng đau đầu, sốt, sưng mang tai, chị nghĩ là do lây quai bị từ chồng, con nên đã tự đi mua thuốc kháng sinh về uống. Sau 5 ngày, bệnh không đỡ mà còn khiến chị đau đầu dữ dội, nôn ói… lúc này gia đình mới đưa vào viện khám. Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai), chị được chỉ định làm xét nghiệm dịch màng não tủy và bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm màng não do virus, không liên quan đến quai bị.
Chị Lê Thị Nghĩa (ở Hà Tĩnh) đưa con trai chuyển tuyến ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao liên tục, quấy khóc, ăn kém, sưng to tuyến mang tai và vùng đầu. Nguyên nhân do mẹ bé nhầm tưởng con bị bệnh quai bị, sau 4 ngày tự chữa không khỏi mới đưa vào bệnh viện tỉnh và được chuyển ra tuyến Trung ương. Tại đây, cháu bé được xác định nhiễm khuẩn huyết Whitmore, phải phẫu thuật tuyến mang tai, điều trị tích cực 4 ngày mới dứt sốt và gần 1 tháng sau, sức khỏe dần ổn định để điều trị ngoại trú.
Theo ThS.BS Trần Văn Thuấn (Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), đã có nhiều người-nhất là trẻ em 1-15 tuổi do người, nhà đoán nhầm bệnh quai bị, khi biến chứng mới đưa vào viện chữa trị thì đã muộn, dẫn đến để lại di chứng. Bệnh dễ nhầm với bệnh quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, dù triệu chứng gần giống nhau, nhưng độ nguy hiểm, cách điều trị, khả năng lây lan… khác nhau. Do đó người dân cần biết cách phân biệt để chữa trị kịp thời.
Phân biệt quai bị với các bệnh có cùng triệu chứng
Bệnh quai bị
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xuất hiện vào mùa Đông -Xuân và dễ bùng phát thành dịch. Virus thuộc nhóm Paramyxo tấn công chủ yếu các tuyến ngoại tiết, thường là tuyến nước bọt mang tai. Bệnh dễ dàng lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành (3 ngày trước khi sưng tuyến nước bọt, cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh), theo đường hô hấp, bụi nước của hơi thở, các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi…
Dấu hiệu của bệnh quai bị là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, bệnh nhân sốt từ 38-39oC, đau đầu, đau nhức các khớp xương, khó nuốt, khó nói, chán ăn. Đặc biệt, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to (thường sưng cả hai bên), lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, có thể lan xuống dưới hàm. Nhưng vùng da bị bệnh không đổi màu.
Nam giới tuổi dậy thì sợ nhất biến chứng bệnh quai bị là viêm tinh hoàn. Ngay khi virus quai bị tấn công thì tinh hoàn thường sưng to gấp 2-3 lần bình thường, rất đau, phải qua 7 ngày mới dần bình thường trở lại. Nếu được bác sĩ điều trị bằng các thuốc chống viêm, giảm đau sẽ giảm sưng đau nhanh, nhưng cần theo dõi sát đề phòng biến chứng teo tinh hoàn.
Nữ giới sau tuổi dậy thì có thể gây viêm buồng trứng, nặng hơn có thể gây viêm não - màng não... viêm buồng trứng dẫn đến vô sinh.
Các biến chứng khác là viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp, viêm tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú…
Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh quai bị đặc hiệu (kể cả kháng sinh), mà chỉ điều trị theo triệu chứng bằng cách chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, uống vitamin, súc miệng nước muối sau khi ăn… để chống viêm. Kết hợp dùng các bài thuốc dân gian như: Dùng hạt gấc mài ngâm rượu rồi xoa vào chỗ sưng; dùng hạt đậu xanh tán nhỏ trộn với dấm rồi đắp lên chỗ sưng…
Dù bệnh quai bị điều trị Đông y, hay Tây y thì bệnh nhân vẫn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và cách ly để tránh lây lan (tối thiểu 2 tuần).
Bệnh viêm tuyến nước bọt
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần thường lành tính, không lây lan. Bệnh thường xuất hiện khi có viêm nhiễm khác ở vùng miệng và mũi họng. Một số trường hợp do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt gây nên.
Triệu chứng bệnh gần giống bệnh quai bị, cũng gây sốt từ 38-39oC, vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh. Có khác là da vùng tuyến sưng tấy đỏ, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Bác sĩ ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.
Các bác sĩ thường dùng kháng sinh chống viêm, giảm phù nề, giảm đau điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần. Nếu không điều trị đúng, sau 7-10 ngày có thể chuyển sang viêm mạn tính tái phát và cứ vài tháng lại bị viêm lại, gây biến dạng khuôn mặt. Bệnh tuy không nguy hiểm, nhưng cũng có thể gây biến chứng phì đại tuyến.
Bệnh Whitmore
Trong y học còn ghi nhận bệnh Whitmore (còn gọi là Melioidosis) - một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cũng có triệu chứng ban đầu giống bệnh quai bị. Bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi lao động. Vi khuẩn gây bệnh sống hoại sinh trong đất, đường lây nhiễm chủ yếu do bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp (ở vùng da tổn thương), do hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này, nhưng có thể lây lan từ người sang người.
Bệnh Whitmore ở người lớn xuất phát từ nhiễm trùng tại phổi với diễn biến từ nhẹ đến viêm phổi nặng. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực và đau nhức cơ bắp, có thể có các ổ nhiễm khuẩn trên da. Bệnh biểu hiện đa dạng, phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán, điều trị kháng sinh đúng.
Nhưng bệnh này ở một số bệnh viện tuyến cơ sở chưa đáp ứng được công tác xét nghiệm vi sinh, chẩn đoán lâm sàng cũng như điều trị.
Bác sĩ Duy Anh (Bệnh viện E) khuyên, khi thấy dấu hiệu đau mang tai, sưng đỏ mang tai, đau vùng dưới hàm… tốt nhất hãy đến bệnh viện khám bệnh để được điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng và nhầm lẫn, nhất là trẻ em.
“Khi thấy dấu hiệu đau mang tai, sưng đỏ mang tai, đau vùng dưới hàm… tốt nhất người bệnh hãy đến bệnh viện khám bệnh để được điều trị đúng cách, tránh gây biến chứng và nhầm lẫn, nhất là trẻ em”. BS Duy Anh (Bệnh viện E) |
Theo Uyển Hương/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36