Nhiều lần ký hợp đồng lao động có thời hạn
Khi hợp đồng lao động hết hạn | |
Quy định về ký hợp đồng lao động sau thời gian thử việc? |
Có đúng với quy định của pháp luật?
Theo phản ánh của một số giáo viên và người lao động (NLĐ) đang làm việc tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, dù Bộ Luật Lao động cũng như Luật Viên chức có hiệu lực từ năm 2012, nhưng đơn vị này vẫn cố tình áp dụng sai, gây thiệt thòi và tạo tâm lý bất ổn cho viên chức và NLĐ đang làm việc tại trường. Cụ thể, những lao động tại trường cho rằng, đơn vị này đã thực hiện rất nhiều hợp đồng lao động có xác định thời hạn (HĐLĐ ngắn hạn) với NLĐ, trái với các quy định tại Bộ luật Lao động. Dẫn chứng, NLĐ cho biết, họ đã phải lần lượt ký các hợp đồng có xác định thời hạn là 12 tháng, sau đó là hợp đồng 24 tháng rồi 36 tháng. Cứ hết 36 tháng, họ lại nhận được thông báo từ phía nhà trường yêu cầu bình xét và ký lại HĐLĐ với thời hạn 36 tháng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. |
Điều này đã vi phạm chế độ giao kết HĐLĐ. Bởi theo điều 22, Bộ Luật Lao động năm 2012: HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó 2 bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Khi HĐLĐ này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, 2 bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết này trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Trường hợp 2 bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Cùng đó, một số giáo viên cho rằng họ được tuyển dụng vào ngạch viên chức, đã gắn bó với nhà trường nhiều năm, trong đó có nhiều người trên 10 năm, nhưng vẫn phải ký lại hợp đồng làm việc ngắn hạn với các loại hợp đồng làm việc 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Thậm chí, một số viên chức đã được bổ nhiệm vào bộ máy lãnh đạo chủ chốt của đơn vị như phó khoa, phó phòng, ban chuyên môn, nhưng vẫn phải ký lại hợp đồng làm việc với thời hạn được xác định là 36 tháng. Điều này cũng trái với quy định của Luật Viên chức và những văn bản hướng dẫn liên quan đến công chức, viên chức trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập.
Ký hợp đồng nhiều lần trên một công việc
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương (Phó Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thì việc nhà trường áp dụng nhiều hợp đồng lao động ngắn hạn đối với lao động giản đơn như với nhân viên lái xe, bảo vệ, quản lý ký túc và một số công việc phục vụ là có thật. Hiện nhà trường đang quản lý khoảng 1.800 cán bộ CNVC-LĐ, sau khi được hội đồng xét tuyển viên chức công nhận là viên chức đều phải thực hiện các loại hợp đồng làm việc có xác định thời hạn là 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Đối với các hợp đồng không xác định thời hạn, nhà trường chỉ thực hiện với những người đã được công nhận viên chức từ 1.7.2003.
Cũng theo bà Hương, hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang thực hiện giao kết HĐLĐ đối với LĐ giản đơn và hợp đồng làm việc đối với viên chức đúng luật. Cụ thể, đối với viên chức, sau thời gian thỉnh giảng, nếu nhà trường có nhu cầu về giảng viên thì giảng viên thỉnh giảng được thi tuyển viên chức. Sau khi được công nhận viên chức, giảng viên ký hợp đồng làm việc 12 tháng, sau đó nếu nhà trường có nhu cầu thì tiếp tục ký hợp đồng 12 tháng, 24 tháng. Riêng với Luật Viên chức, nhiều người không hiểu luật cho rằng họ đã ký 2 lần hợp đồng ngắn hạn rồi phải xem xét cho ký hợp đồng không xác định thời hạn. Nhưng hợp đồng không xác định thời hạn chỉ xem xét cho những người đã ký 2 hợp đồng trở lên. Nhưng sau 2 lần nếu thấy chưa ổn nhà trường hoàn toàn có thể ký 3 lần và luật không bắt buộc là sau 2 lần phải ký lại hợp đồng không xác định thời hạn. “Hợp đồng không xác định thời hạn là hợp đồng được ký với những người đã có 2 lần ký hợp đồng chứ luật không nói rằng những người đã ký hai lần là phải ký hợp đồng không xác định thời hạn” - bà Hương viện dẫn.
Tuy nhiên, nhiều LĐ giản đơn đã có thời gian đóng BHXH từ 7 đến 10 năm mà cũng đã 4 -5 lần phải ký HĐLĐ trên cùng 1 công việc. Điều này trái với quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 khi giao kết nhiều hợp đồng ngắn hạn với NLĐ. Việc nhà trường có nhiều chức danh phó khoa, phòng, nhưng vẫn phải tiếp tục ký hợp đồng 36 tháng, bà Hương cho rằng điều đó là đúng Luật. Vì ngay bản thân bà, dù đã được bổ nhiệm chức vụ phó phòng, nhưng vẫn ký hợp đồng làm việc có xác định thời hạn bình thường.
Luật sư Đỗ Viết Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết theo Điều 11 Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25.10.2012 hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, quy định: “Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời hạn cụ thể để ký hợp đồng xác định thời hạn, nhưng không quá 36 tháng”. Cùng đó, tại khoản 2, điều 25 Luật Viên chức quy định: “Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó 2 bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 điều 58 của Luật này”. Và Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25.10.2012 quy định: “Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được ký kết giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại Điểm d, điểm đ, khoản 1, điều 58 Luật Viên chức”.
Do vậy, viên chức đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn thì đủ điều kiện để được ký hợp đồng không xác định thời hạn và được coi như trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d, điểm đ, khoản 1 điều 58 Luật viên chức. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội liên tục ký HĐLĐ xác định thời hạn với NLĐ là sai. Theo một số giáo viên của nhà trường, việc vi phạm trong giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đã tạo sự bất an đối với các vị trí làm việc cũng như làm giảm đi sự nghiêm túc, thẳng thắn trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng cũng như chất lượng giảng dạy.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44