Quy định về ký hợp đồng lao động sau thời gian thử việc?
Hà Nội yêu cầu giảm số công chức ký hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu | |
1/5 lao động Việt Nam làm việc không có hợp đồng lao động |
Trả lời:
Theo quy định tại các điều từ 26 đến 29 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người sử dụng lao động và người lao động có quyền thỏa thuận về việc làm thử. Theo đó, thời gian thử việc sẽ “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên” (khoản 1 điều 27 BLLĐ); hoặc “Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ” (khoản 2 điều 27 BLLĐ); hoặc “Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”. Và khi “Kết thúc thời gian thử việc”, nếu “việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động” (Điều 29 Bộ luật Lao động).
Hướng dẫn nội dung trên, tại điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ cũng quy định:
1. Trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại khoản 3 điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động”.
Từ các quy định vừa viện dẫn ở trên cho thấy, khi kết thúc thời gian thử việc mà bạn vẫn làm việc và công ty vẫn trả lương thì được hiểu là việc làm thử đã đạt yêu cầu. Trong trường hợp này, người lao động buộc phải giao kết hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, ngoài các quy định như vừa viện dẫn ở trên, pháp luật chưa có quy định nào chi tiết hơn hoặc quy định về việc nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc nhưng người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động chính thức thì hợp đồng thử việc có đương nhiên trở thành hợp đồng lao động chính thức hay không.
LS Trần Trung Kiên
CÔNG TY LUẬT TNHH KIÊN VÀ CỘNG SỰ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44