Nhiều điểm mới liên quan đến quyền lợi người lao động
Chú trọng bảo vệ quyền lợi người lao động | |
Không để quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng |
Bộ luật có 3 nội dung sửa đổi, bổ sung lớn là: Mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả người lao động có quan hệ lao động và người lao động không có quan hệ lao động. Sửa đổi các quy định phù hợp hơn với các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Bộ luật đã bảo đảm phù hợp, tiệm cận với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhất là các tiêu chuẩn lao động cơ bản.
Đáng chú ý, Bộ luật lần này đã mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả người lao động có quan hệ lao động khoảng gần 20 triệu người và người lao động không có quan hệ lao động. Mở rộng sự bảo vệ đối với lao động chưa thành niên ở cả khu vực chính thức và phi chính thức, lao động chưa thành niên làm việc không có quan hệ lao động.
Bộ luật Lao động sửa đổi quy định nới trần làm thêm giờ theo tháng từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng. Ảnh: L.N |
Thông tin thêm về việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: Bộ luật đã thể chế hóa Nghị quyết Trung ương số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung theo lộ trình: Trong điều kiện lao động bình thường, nam nghỉ hưu ở tuổi 62 (vào năm 2028) và nữ ở tuổi 60 (vào năm 2035) theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng đối với nữ và mỗi năm tăng 4 tháng đối với nam kể từ năm 2021. Quyền nghỉ hưu sớm hơn và nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi.
Đánh giá những tác động của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến lương hưu và quyền lợi của người lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm thể chế Nghị quyết Trung ương số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và đang là xu hướng của hầu hết quốc gia, nhất là quốc gia đang già hoá dân số.
Tuy nhiên, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu chưa bao giờ là dễ đối với bất kỳ quốc gia nào. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng là để thực hiện đa mục tiêu, trước hết vì tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là giải quyết công ăn việc làm cho giới trẻ, thích ứng với già hoá dân số; rút dần khoảng cách sự chênh lệch về giới, tiến tới tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có thể cân bằng…
“Quan trọng nhất là để người già khi về hưu được thụ hưởng bảo hiểm xã hội. Đây là một trong hai trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội”, ông Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Thời gian tới sẽ phải sửa đổi rất nhiều luật liên quan đến quyền của người nghỉ hưu, người được hưởng chế độ hưu. Trong đó, năm 2021 sẽ phải khẩn trương sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Việc làm cho phù hợp.
Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua cũng quy định nới trần làm thêm giờ theo tháng từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng và quy định cụ thể các trường hợp được làm thêm giờ đến 300 giờ/năm. Bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ liền kề trước hoặc sau ngày Quốc khánh 2/9.
Về lương tối thiểu, Nhà nước chỉ ban hành mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động tự quyết định chính sách tiền lương (thang, bậc lương) trên cơ sở tham vấn với tổ chức đại diện người lao động... Luật cũng mở rộng sự bảo vệ đối với lao động chưa thành niên và sửa đổi các Luật liên quan.
Tại họp báo của Văn phòng Chủ tịch Nước mới đây công bố Lệnh của Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng về 11 luật, bộ luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 8, thông tin về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho biết: Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, trong đó đã tiến hành sửa đổi, bổ sung 28/86 điều của Luật Cán bộ, công chức liên quan đến chính sách, đãi ngộ, tuyển dụng công chức; ngạch công chức; xếp loại cán bộ, công chức; và sửa đổi, bổ sung 15/62 điều của Luật Viên chức liên quan đến đánh giá viên chức; ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức;…
Đáng chú ý, về kỷ luật cán bộ, công chức, sẽ nâng thời hạn xử lý kỷ luật lên 90 ngày và 150 ngày đối với các trường hợp phức tạp thay vì quy định hiện hành là 60 ngày và 90 ngày. Quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật, không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng nếu bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương; không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức.
Luật cũng sửa đổi quy định về áp dụng ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng đối với viên chức được tuyển dụng mới sau ngày 1/7/2020 trừ trường hợp viên chức được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vẫn áp dụng chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
B.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21