Nhiều công trình “quên” người khuyết tật
Giám sát thực thi Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật | |
Tọa đàm "Môi trường y tế tiếp cận cho người điếc" | |
Miễn phí xe buýt cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật từ 1/7 |
Ngày 29/12/2014 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 21/2014/TT-BXD, ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về “Xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng”. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Theo đó, quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng. Các công trình xây dựng để đảm bảo NKT tiếp cận sử dụng là nhà chung cư và công trình công cộng. Trong đó, công trình công cộng bao gồm trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; cơ sở khám, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục, thể thao; công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ; nhà ga, bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt, và các công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị khác (nhà tang lễ, nghĩa trang, nhà vệ sinh công cộng, điểm chờ xe buýt, máy rút tiền tự động, điểm truy cập internet công cộng…).
Một đoạn vỉa hè có đường dành cho người khiếm thị |
Đối với quy định trong bãi đỗ xe, nhà chờ xe buýt, trên 5 đến 50 chỗ đỗ xe phải có 1 chỗ đỗ xe cho NKT, trên 300 chỗ đỗ xe phải có 5 chỗ và tăng 1 chỗ cho mỗi lần thêm 100 xe. Đối với nhà chung cư cần dành ít nhất 2 % chỗ đỗ xe cho NKT vận động. Kích thước tối thiểu cho một chỗ đỗ xe của NKT vận động là 2, 35 m2/xe. Vị trí chỗ đỗ xe của NKT vận động phải được bố trí gần đường vào, lối vào công trình. Đối với các bãi đỗ xe công cộng, chỗ đỗ xe của NKT vận động phải gần với đường dành cho người đi bộ. Nếu chỗ đỗ xe có nhiều cao độ khác nhau thì vị trí đỗ xe của NKT vận động phải cùng cao độ với lối ra vào. Tại các điểm chờ xe buýt phải bố trí chỗ ngồi cho NKT và có khoảng trống dành cho xe lăn. Tại khu vực dành cho NKT phải có biển báo, biển chỉ dẫn hoặc các dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết theo quy ước quốc tế…
Mặc dù các quy định của quy chuẩn đã cụ thể, tuy nhiên hiện nay rất nhiều công trình xây dựng đã “quên” thiết kế, thi công các phần công trình dành cho NKT. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận thức của các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng công trình chưa cao; có tâm lý e ngại giá thành công trình tăng lên hoặc có tuân thủ quy chuẩn nhưng không đúng các chỉ tiêu về kỹ thuật.
Hiện nay rất nhiều công trình xây dựng đã “quên” thiết kế, thi công các phần công trình dành cho NKT. Nguyên nhân của vấn đề này là do nhận thức của các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, xây dựng công trình chưa cao; có tâm lý e ngại giá thành công trình tăng lên hoặc có tuân thủ quy chuẩn nhưng không đúng các chỉ tiêu về kỹ thuật. |
Theo một chuyên gia xây dựng, nói về NKT thì có nhiều đối tượng và tùy vào từng đối tượng mà có cách tham gia giao thông khác nhau. Đối với những người khiếm thị, là những người khỏe có khả năng vận động, đi lại thì vẫn chưa được quan tâm. Thời gian gần đây, tại một số công trình công cộng, tuyến đường mới được đầu tư đã quan tâm, thiết kế xây dựng đường dành cho người khiếm thị tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… nhưng sự cẩu thả trong thi công đã làm mất chức năng của đường này. Đồng thời việc lấn chiếm vỉa hè cũng khiến NKT không còn lối đi.
Vừa qua hè, một số tuyến phố mới được nâng cấp, cải tạo có phần đường dành cho người khiếm thị nhưng chỉ qua thời gian đầu đi vào sử dụng đã phát sinh nhiều bất cập cả về thiết kế lẫn việc quản lý sử dụng. Theo một số người dân: “Phần đường dành cho người khiếm thị trên vỉa hè không khớp nối với vạch sang đường dành cho người đi bộ. Thêm nữa, hiện một số hè đường được Thành phố bố trí để ô tô, xe máy. Nếu đi theo những phần đường này thì người khiếm thị sẽ lao vào ô tô hay xe máy. Vì vậy, nên thiết kế vạch dùng cho người khiếm thị ra ngoài phần hè dùng làm bãi giao thông tĩnh”.
Ngoài ra, tại một số công trình đã làm đường lên cho NKT, nhưng chưa đầu tư nhà vệ sinh cho NKT, các nhà vệ sinh không có tay mở cửa thấp, tay vịn chỗ bồn cầu. Đặc biệt một số công trình bệnh viện trên cả nước vừa được đầu tư xây mới nhưng không hề thiết kế lối đi, hay các công trình cho NKT sử dụng.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện những công trình công cộng đúng thiết kế, đảm bảo cho NKT tiếp cận sử dụng dễ dàng góp phần giúp NKT hòa nhập với cộng đồng.
Thành Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46