Nhiều cơ hội giảm lãi suất ngân hàng dịp cuối năm
Lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng | |
Lãi suất ngân hàng qua đêm sẽ giảm về đáy trước khi bật tăng trở lại |
Tỷ giá VND/USD đang giữ ở mức ổn định
Đưa ra đánh giá về diễn biến tỷ giá trong những tháng đầu năm, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại và trên thị trường tự do ổn định so với tháng trước và tiếp tục xu hướng giảm so với đầu năm.
Theo đó, tính đến ngày 20/7 vừa qua, tỷ giá ngân hàng thương mại xoay quanh mức 22.730 đồng/USD, giảm 0,13% so với đầu năm. Cùng thời điểm, tỷ giá thị trường tự do hiện bám khá sát với tỷ giá của ngân hàng thương mại, giao dịch ở mức 22.780 đồng/USD, giảm 1,14% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm tăng đã được điều chỉnh tăng 1,24% so với đầu năm.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, trong khoảng thời gian còn lại của năm 2017, yếu tố mùa vụ đến từ cầu ngoại tệ tăng cao trong các tháng cuối năm, do sức ép nhập siêu có thể gây nên những tác động đến thị trường. Tuy nhiên, do dự trữ ngoại hối gia tăng và chênh lệch lãi suất giữa VND- ngoại tệ vẫn đang nghiêng về việc nắm giữ VND, nên dự báo đồng VND sẽ mất giá mức độ như 6 tháng đầu năm.
Những tháng cuối năm 2017, việc giảm lãi suất đang có nhiều yếu tố hỗ trợ từ phía trong nước và quốc tế. Ảnh minh họa |
Về cung tín dụng cho nền kinh tế, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho hay, tín dụng tháng 7 tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 7/2017, tín dụng tăng 9,3% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 8,8%).
Trong khi đó, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn có xu hướng giảm. Tín dụng trung và dài hạn ước chiếm 53,9% tổng tín dụng (cuối năm 2016 chiếm 55,1%). Tín dụng ngắn hạn ước chiếm tỷ trọng 46,1% (cuối năm 2016 chiếm 44,9%).
Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tiếp tục duy trì ổn định. Tín dụng Việt Nam chiếm khoảng 91,7% tổng tín dụng, tín dụng ngoại tệ chiếm 8,3% tổng tín dụng.
Cơ hội giảm lãi suất ngân hàng
Cũng liên quan đến thị trường tài chính – tiền tệ, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay, tháng 7 vừa qua, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào. Biểu hiện, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, giảm từ 0,6 đến 1% so với thời điểm cuối tháng 6 và giảm từ 3 – 4% so với đầu năm.
Trong khi đó, giao dịch qua kênh thị trường mở (OMO) duy trì ở mức thấp, đặc biệt nữa đầu tháng 7 gần như không có giao dịch. Trong tháng 7, Ngân hàng Nhà nước hút ròng khoảng 37.000 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 48.632 tỷ đồng qua kênh OMO.
Nguyên nhân thanh khoản khá dồi dào trong thời gian qua, là chủ yếu do Ngân hàng Nhà nước mua thêm một lượng ngoại tệ đáng kể để tăng dự trữ ngoại hối, từ đó tăng cung VND ra thị trường.
Về lãi suất huy động trên thị trường 1 tương đối ổn định. Theo đó, lãi suất cho vay có dấu hiệu giảm dần sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành và trần lãi suất cho vay ngắn hạn một số lĩnh vực ưu tiên.
Cụ thể, lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên giảm về mức 6,5%/năm, cá biệt đã có ngân hàng thương mại giảm về 6%/năm, thấp hơn trần quy định của Ngân hàng Nhà nước 0,5%.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, những tháng cuối năm 2017, việc giảm lãi suất đang có nhiều yếu tố hỗ trợ từ phía trong nước và quốc tế.
Dẫn chứng vấn đề này, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho hay, áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn. Đồng USD giảm hơn 7% so với đầu năm và khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong năm nay.
Cùng với đó, lạm phát nhiều khả năng đạt dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (4%). Việc phát hành trái phiếu Chính phủ 5 tháng còn lại của năm 2017 chỉ còn khoảng 25% kế hoạch; lợi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn cũng đồng loạt giảm 0,2 - 0,3% so với thời điểm cuối tháng 6, thấp hơn khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2016 ở các kỳ hạn, tạo điều kiện hỗ trợ việc giảm lãi suất đối với khu vực ngân hàng.
Cuối cùng, động thái từ nhà điều hành đang hỗ trợ lớn cho việc giảm lãi suất, đó là trong tháng 7 Ngân hàng Nhà nước đã hạ lãi suất điều hành. Trần lãi suất cho vay ngắn hạn cũng được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Đặc biệt, nút thắt xử lý nợ xấu đã có cơ chế pháp lý thuận lợi khu Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tài chính gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ngày 19/7/2017.
Theo Yến Nhi/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40