Nhập viện vì dị ứng sau khi ăn hải sản
Trẻ em dị ứng thức ăn có thể bị tự kỷ cao gấp hai lần | |
Dị ứng với thành phần trong bột ngọt, làm gì để hết 'say'? |
Đơn cử, vừa qua, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Phạm Đ. (SN 1977, ở Hà Nội), nhập viện với triệu chứng mề đay, sẩn ngứa kèm đau mỏi toàn thân sau khi ăn hải sản. Qua khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ cho biết tình trạng trên của bệnh nhân Đ. đã kéo dài trong 5 ngày liên tục. Bệnh nhân tự điều trị ở nhà nhưng không thấy đỡ nên quyết định đến bệnh viện đa khoa Đức Giang khám.
Hình ảnh bệnh nhân D. bị dị ứng hải sản (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Sau quá trình thăm khám, dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán Dị ứng do hải sản và có chỉ định nhập viện điều trị.
Theo các bác sĩ, đối với những người có cơ địa nhạy cảm, hay trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng thức ăn nói chung, hải sản nói riêng. Với người lớn khi bị dị ứng có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da; còn đối với trẻ nhỏ đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa nên nhiều cha mẹ chủ quan, nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng dị ứng biểu hiện từ mức độ nhẹ đến nặng, rất đa dạng, thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Đối với những người bị dị ứng nhẹ thì nổi mề đay từng vùng (hoặc khắp người), ngứa, nôn nao khó chịu, đau đầu, chóng mặt, thường vài giờ sau triệu chứng sẽ lặn.
Những trường hợp dị ứng nặng, ngoài nổi ban và ngứa, còn phù nề mặt, nôn, đau quặn bụng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thậm chí gây biến chứng phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh. Nếu không được thải độc kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Đối với dị ứng hải sản, các phản ứng dị ứng (đặc biệt là sốc phản vệ) không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.
Các bác sĩ khuyến cáo, dị ứng hải sản cũng như các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất.
Khi bị dị ứng, mọi người có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), sau đó đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng. Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, … để bù nước rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe. Với trường hợp nặng đặc biệt kèm sốc phản vệ phải đưa đến cơ sở y tế hoặc thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị. Tuyệt đối không tự mua thuốc về nhà chữa sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tài xế xe biển xanh chở người trên nóc bị trừ 6 điểm bằng lái
Cách theo dõi, tra cứu điểm bằng lái xe đơn giản trên điện thoại
Món quà ý nghĩa cho đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc
Thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Quyết tâm thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô
Giải quyết dứt điểm vướng mắc của 3 dự án tại Hà Nội
Tin khác
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động
Y tế 02/01/2025 19:25
Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
Y tế 02/01/2025 10:00
Trái tim mẹ chồng “thắp lửa” cho hành trình 6 năm tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ
Y tế 01/01/2025 16:44
Đón “công dân nhí” chào đời vào khoảnh khắc đầu tiên của năm 2025
Y tế 01/01/2025 10:18
Hà Nội: Đề xuất tiêm phòng sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi
Y tế 01/01/2025 06:06
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết
Y tế 01/01/2025 06:03
Hy hữu 2 bé song sinh chào đời cách nhau 5 tuần
Y tế 31/12/2024 22:19
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ tạng hiến của người cho chết não
Y tế 31/12/2024 18:26
Chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Y tế 31/12/2024 08:15
Hà Nội ghi nhận thêm 76 trường hợp mắc sởi
Y tế 30/12/2024 15:35