Nhận dạng viêm da dị ứng thường gặp
Các biện pháp xử lý khi tiếp xúc, bị kiến ba khoang đốt | |
Một số bệnh da hay gặp trong mùa hè và thuốc trị |
Phát ban và phù mạch
Phát ban là vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Khoảng 25% dân số đã từng có ít nhất 1 lần trong đời bị mề đay. Phổ biến nhất là mề đay cấp và có thể xác định được nguyên nhân như do nhiễm virus, do dị ứng thuốc, do thức ăn hoặc nhựa cao su. Những ban này thường tự mất đi.
Phù mạch là sưng lớp da sâu, đôi khi xuất hiện cùng với phát ban. Phù mạch không đỏ, không ngứa, thường xuất hiện ở các mô mềm như mi mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng nhau hoặc tách biệt trên cơ thể. Ở người lớn, phản ứng với thuốc là nguyên nhân phổ biến của phát ban cấp tính. Ngoài ra, phát ban có thể do ăn một số thức ăn như lạc, trứng, tôm cua, đậu tương, lúa mì hoặc sữa. Trên 90% mề đay do dị ứng thức ăn, ở trẻ nhỏ, thức ăn hoặc nhiễm virus có thể kích thích phát ban cấp tính.
Vệ sinh da cho bệnh nhân bị viêm da. Ảnh: Lý Hải |
Bệnh nhân mề đay cấp do thuốc hoặc thức ăn cần một vài ngày mới đào thải hết nguyên nhân khỏi cơ thể. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng cho tới khi thủ phạm chính bị loại bỏ. Đối với bệnh nhân mề đay mãn tính, điều trị không thể kiểm soát được sự tái phát ban. Tuy nhiên có thể ban sẽ tự nó biến mất dù có điều trị hay không. Khoảng 50% bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 3 - 12 tháng; 40% trong vòng 1 - 5 năm, 1,5% bệnh nhân mề đay mãn có thể kéo dài trên 20 năm.
Viêm da tiếp xúc
Khi một số chất tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban gọi là viêm da tiếp xúc. Thời gian tiếp xúc càng nhiều, nồng độ chất càng cao thì mức độ phản ứng càng nặng. Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc dị ứng có triệu chứng đỏ, ngứa, mụn nước, mà hầu như nhiều người mắc sau khi chạm vào cây họ lá han, cây sơn độc, triệu chứng viêm da xuất viện trong khoảng 24 - 48 giờ sau tiếp xúc. Thời gian để hồi phục da sau viêm là 14 - 28 ngày kể cả có được điều trị. Ngoài ra, tác nhân khác gây viêm da tiếp xúc có thể do nước hoa, thuốc nhuộm, sản phẩm cao su và mỹ phẩm...
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của triệu chứng. Nếu ban chỉ giới hạn ở vùng da nhỏ, có thể được dùng kem corticoid tại chỗ để giảm triệu chứng. Nếu ban chiếm diện tích lớn thì dùng corticoid dạng uống.
Viêm da dị ứng (Eczema)
Là phản ứng dị ứng, thường xuất hiện ở các vị trí như mặt, khuỷu tay và đầu gối. Ban đỏ, ngứa, có vẩy thường thấy ở trẻ nhỏ, nhưng có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn ở các cá thể có tiền sử gia đình bị dị ứng. Eczema có thể có lúc rỉ nước, có lúc rất khô. Bác sĩ chẩn đoán viêm da dị ứng dựa vào 3 yếu tố: Ngứa, dát khô sần của chàm, cơ địa dị ứng.
Tác nhân kích thích thông thường bao gồm quá nóng, hoặc quá ướt, tiếp xúc với chất kích thích như gỗ, vật nuôi, xà phòng. Ở người lớn, stress cảm xúc có thể gây bùng phát bệnh. Trẻ nhỏ, thức ăn có thể là nguyên nhân phát triển eczema. Ngoài ra, nhiễm tụ cầu thứ phát có thể gây ra bùng phát bệnh ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân thường có da rất khô và quầng thâm dị ứng chéo qua mi mắt dưới.
Ngăn ngừa ngứa là mục tiêu điều trị đầu tiên của eczema. Đắp miếng gạc lạnh và bôi da khô bằng kem hoặc dầu, đặc biệt trong mùa khô. Loại bỏ tất cả các kích thích làm tăng tình trạng bệnh. Nếu thức ăn được xác định là thủ phạm chính, phải kiêng tuyệt đối trong chế độ ăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38