Nhạc sỹ Giáng Son: “Giấc mơ trưa” chưa phải là đỉnh cao nhất
Nhạc sĩ Phong Nhã: Ấm áp những kỷ niệm về Bác | |
10 nhạc sỹ nổi tiếng phổ thơ Ngô Xuân Bính làm đêm nhạc |
PV: 8 năm cho một album kế tiếp, liệu có phải chị đã để người hâm mộ chờ đợi quá lâu?
Nhạc sĩ Giáng Son: Quả thật, Giáng Son không nghĩ là CD này lại mất nhiều thời gian đến thế, nhiều khi tính cầu toàn của Giáng Son đã làm chậm dự định. Khi quyết định ra mắt công chúng CD thứ hai, tôi muốn tự tay lựa chọn từ nhạc sỹ phối khí cho đến ca sỹ thể hiện, đó phải là những người hiểu mình nhất, có cùng gu âm nhạc với mình. CD 2 gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, trước hết là sự thay đổi trong các nhà phối khí, nhiều nhạc sỹ phối khí quá bận, mình phải chờ đợi đến 1 – 2 năm, rồi buộc phải thay đổi nhạc sỹ phối khí. Sau đó, sự cộng tác của Hà Trần, Tùng Dương - những ca sỹ quá bận rộn với các show diễn – quá trình thu âm cũng bị chững lại, có những lần phải chờ đợi quá trình thu âm lên đến 6 – 7 tháng.
Nhạc sỹ Giáng Son |
Sự trở lại này, chị lại chọn thể loại nhạc kén người nghe – nhạc Jazz – để ra mắt album. Chị có nghĩ đây là một sự mạo hiểm?
Giáng Son nghĩ rằng, Blues Jazz sẽ khó nghe hơn so với các nhạc khúc thông thường, những bài êm đềm , nhẹ nhàng, nhưng thực chất đây là thể loại nhạc nói lên được tiếng nói của trái tim, mà điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ dễ đến được với trái tim.
Blues jazz thể hiện rõ nỗi buồn, nỗi đau của con người, nói một cách thật nhất, trực diện nhất và không bị sến. Ở Việt Nam, với những người học nhạc chuyên nghiệp thì Jazz là một thể loại khá phổ biến, tất cả mọi người đều nghe, đều học, còn với độc giả thì khó hơn, đó là lý do Son làm CD để công chúng nghe và hiểu hơn về một dòng nhạc Jazz của riêng Việt Nam, do người Việt Nam sáng tác, người Việt Nam trình bày.
Giáng Son nghĩ rằng, Blues Jazz sẽ khó nghe hơn so với các nhạc khúc thông thường, những bài êm đềm , nhẹ nhàng, nhưng thực chất đây là thể loại nhạc nói lên được tiếng nói của trái tim, mà điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ dễ đến được với trái tim. |
Từ hồi sinh viên Giáng Son đã say mê thể loại Blues Jazz, Jazz Rock... Nghe rất nhiều và tự tìm những bản nhạc Blues để chơi, để hiểu về hoà thanh của Jazz ra sao... Tìm nghe những ca sĩ nổi tiếng về dòng này như Nina Simon, Kurt Elling, Diana Krall, Norah Jones... Sau đó được nghe một album “Trăng và em” của chị Jazzy - Dạ Lam được phối khí bởi nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam, Giáng Son thực sự mê mẩn. Còn nhớ hồi đó thích quá, Giáng Son còn xin email của chị Dạ Lam để tỏ lòng hâm mộ. Kể từ đó, Giáng Son có một quyết tâm là khi nào thực sự hiểu hơn về Blues Jazz thì sẽ làm một album về dòng nhạc này. Và cách đây độ 4 năm thì dự án này hoàn thành với số bài đầy đủ và bắt đầu tiến hành phối khí và thu âm.
Chị có cho rằng “Bóng tối Jazz” đủ sức mạnh để vượt qua cái bóng của “Giấc mơ trưa” hay không?
Thực ra hai bài hát mang hai phong cách nhạc khác nhau, “Giấc mơ trưa” mang phong cách của nhạc dân gian đương đại với ca từ lãng mạn, nhẹ nhàng, dễ nghe nhưng với Giáng Son, “Bóng tối Jazz” được xem là một thử thách trong sự nghiệp, một thử thách hoàn toàn khác. Nếu như những ca khúc trước, mọi người vẫn thường nói đó là sở trường của Giáng Son, sở trường sáng tác dân gian đương đại như “Giấc mơ trưa”, “Hà Nội mười hai mùa hoa”, nhưng với Giáng Son, đó chưa phải là những ca khúc đỉnh cao nhất của mình, mà mình hy vọng sẽ còn có những ca khúc đỉnh cao hơn nữa. Đó có lẽ do Giáng Son thuộc nhóm người yêu bóng tối, từ bóng tối một mình đối thoại với mình, với cây đàn… sẽ thấy thế giới xung quanh thật rộng lớn và thú vị, cần khám phá. Ví như đỉnh cao cũng vậy, chỉ mang tính thời điểm, Son nghĩ vậy. Sẽ có những đỉnh cao khác tiếp nối, nếu chúng ta chịu đầu tư và không ngừng khám phá, sáng tạo.
Cảm ơn nhạc sỹ Giáng Son về những chia sẻ này. Chúc cho album “Bóng tối Jazz” sẽ chinh phục trái tim mỗi người yêu nhạc.
Huyền Cao
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38