Nhạc sĩ Phong Nhã: Ấm áp những kỷ niệm về Bác
Bồi hồi nhớ kỷ niệm bên Bác kính yêu | |
Nhiều lần Bác dặn phải vì lợi ích của nhân dân | |
Bác Hồ và những bức ảnh “lịch sử” với điện ảnh Việt Nam |
Nhạc sĩ Phong Nhã |
1. Ngày 2/9/1945, một ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc, với nhạc sĩ Phong Nhã đó cũng là một khoảnh khắc lịch sử, một dấu ấn không bao giờ phai. Ngày ấy, Phong Nhã là một thanh niên yêu nước, vừa làm quản ca vừa phụ trách nghi thức đội trong trường. Phong Nhã may mắn là người được đưa các em thiếu nhi đội Trần Hưng Đạo tham dự cuộc mít tinh tại quảng trường Ba Đình nhân dịp Bác Hồ về nước ra mắt lần đầu tiên ở thủ đô Hà Nội và đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đội thiếu nhi do Phong Nhã dẫn đầu được xếp ưu tiên hàng đầu, trên vỉa hè Bộ Ngoại giao bây giờ, trông lên lễ đài Ba Đình. Do đó các em thiếu nhi và các anh chị phụ trách được thấy tận mắt Bác Hồ đi đến và đi về. Bác nhoài người vẫy các cháu bằng cả hai tay. Hình ảnh thân yêu, gần gũi của Bác truyền cảm ngay tới tất cả mọi người. Vị lãnh tụ của đất nước tưởng chừng cao vời vợi nhưng lại hết đỗi gần gũi, ân cần như một người ông, người cha kính yêu trong một gia đình thân thiết. “Hồ Chí Minh muôn năm!”, tất cả anh chị em đội Trần Hưng Đạo reo lên. Nước mắt Phong Nhã chảy vòng quanh.
Nhạc sĩ Phong Nhã kể, ngay từ lúc đó, ông đã nảy ra ý tưởng sáng tác ca khúc về Bác Hồ. Sau đó, Phong Nhã vinh dự được Bác gọi tới. Phong Nhã hào hứng kể Bác nghe về những hoạt động của đội thiếu niên, nhi đồng Hà Nội. Tưởng được Bác ngợi khen nhưng Bác lại căn dặn Phong Nhã: Nhiều hoạt động là tốt nhưng phải chăm lo sức khỏe cho các cháu. Đối với các thiếu nhi đánh giày, bán lạc rang, kẹo bột, trẻ lang thang cần phải quan tâm hơn. Trong tổ chức, việc gì cần làm trước thì làm trước, lo cho các cháu học tập là chính.
Bác bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn dành thời gian quan tâm tới thiếu nhi. Sự chăm sóc ân cần của Bác, nhất là với các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày đầu cách mạng tháng Tám đã khiến Phong Nhã tỉnh ngộ, thấm vào tâm hồn chàng phụ trách nghi thức đội một tình yêu thương vô bờ của người. Nhân một buổi sinh hoạt, anh phụ trách đố các em: “Ai yêu Bác Hồ nhất?”. Nhi đồng đáp: “Nhi đồng yêu Bác Hồ nhất.” Câu đố vui này đã khởi nguồn cho một sáng tác bất hủ “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” thể hiện tình cảm sâu nặng của thiếu nhi Việt Nam đối với vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Bác Hồ với thiếu nhi luôn trong ký ức nhạc sĩ Phong Nha |
2. Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ra đời vào cuối năm 1945 liền được các em thiếu nhi yêu thích và trở thành mốc son trong sự nghiệp Phong Nhã. Ngày 19/5/1946, lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội. Các em thiếu nhi thủ đô đến chúc thọ Bác tại Phủ Chủ tịch (nhà khách Chính phủ bây giờ). Đây cũng là lần đầu tiên các em trình diễn tập thể bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” kính tặng Người. Khi Bác nghe đến câu hát: “Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi”, Bác cười và nói: “Bác đã già đâu, Bác mới 56 tuổi!”. Lời nói vui của Bác khiến cả khán phòng râm ran. Sau đó, bài hát được chuyển tải qua sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, nhanh chóng lan truyền khắp cả nước.
Năm 2001, bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” cùng hai sáng tác của ông là “Nhanh bước nhanh nhi đồng” và “Kim Đồng” đã được vinh dự đón nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, được chọn là một trong những bài hát hay nhất của thế kỷ XX. Nhân kỷ niệm sinh nhật 125 năm của Bác năm nay, lần đầu tiên ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” đươc thực hiện MV với hơn 1.200 người cùng hát. Dự án của Hội đồng Đội Trung ương – Trung ương Đoàn TNCS HCM khiến nhạc sỹ Phong Nhã vô cùng xúc động và tự hào. |
“Tôi còn nhớ hồi kháng chiến chống Pháp, một chiến sĩ du kích Ê Đê ra Trung ương Đoàn chuẩn bị tham gia đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam dự Đại hội liên hoan thanh niên thế giới. Khi được hỏi: “Thiếu nhi Tây Nguyên thường hát bài gì? Anh trả lời: Hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” bằng tiếng tiếng Ê Đê”, nhạc sĩ Phong Nhã kể.
Để đáp lại cho ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của Phong Nhã, năm 1952, Bác Hồ đã làm bài thơ nhân dịp Trung thu để tặng các cháu thiếu nhi. Bác viết: “Ai yêu các nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh? / Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh, / Mong các cháu cố gắng thi đua học và hành. / Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình. / Để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình. / Các cháu hãy xứng đáng: Cháu bác Hồ Chí Minh!”
Đó là một vinh dự, một phần thưởng cao quý nhất trong cuộc đời Phong Nhã. Từ đây ông quyết định đi theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Cho đến nay, nhạc sĩ Phong Nhã vẫn lập kỷ lục với hơn 250 ca khúc thiếu nhi trong suốt cuộc đời làm nhạc của mình. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đến nay vẫn hát vang những giai điệu của “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Cùng nhau ta đi lên”, “Đội ta lớn lên cùng đất nước”, “Hành khúc đội”…
Với hàng trăm ca khúc viết cho thiếu nhi nhưng ít ai biết rằng, nhạc sĩ Phong Nhã chưa hề được học một cách bài bản về âm nhạc. Cha ông là người đầu tiên dạy cho ông những bài học vỡ lòng về lĩnh vực này. Năm nay, vị nhạc sĩ lão làng sang tuổi ngoài 91. Tuy mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng ông vẫn đau đáu với những ca khúc cho thiếu niên, nhi đồng.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07