Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Tôi kể chuyện lịch sử theo cách của tôi
Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng: Tôi vẫn hào hứng với kịch thiếu nhi | |
Tự hào sản phẩm Rạng Đông made in Việt Nam |
PV: Được biết, anh vừa ra mắt vở chèo“Người con của Vạn Thắng Vương” được khán giả đánh giá cao. Vậy tại sao anh lại chọn lựa đề tài lịch sử, một mảng tương đối khó?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng |
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Tôi chọn đề tài lịch sử, bởi lịch sử đã có độ lùi nhất định đủ để chiêm nghiệm, hơn nữa, những bài học được rút ra từ lịch sử chưa bao giờ là xưa cũ cả. Vả lại, nếu không tái hiện lịch sử bằng những tác phẩm văn học nghệ thuật, thì làm sao thế hệ sau có thể yêu quê hương hơn được? Những tác phẩm, rõ ràng dễ đi vào lòng người hơn những bài học lịch sử khô khan.
PV: Trong các kịch bản sân khấu về đề tài lịch sử của mình, có vẻ như anh luôn chú ý đến thân phận phụ nữ?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Tôi thiên về hướng cho rằng đất nước này còn tồn tại mạnh mẽ đến ngày hôm nay, là nhờ mang tính nữ. Phụ nữ Việt dịu dàng, cam chịu trong cuộc sống thường ngày, nhưng rất dũng cảm một khi xảy ra bất cứ biến cố gì với non sông đất nước. Chẳng hạn như trong vở chèo “Nàng thứ phi họ Đặng”, nhân vật Đặng Thuý Hạnh con gái của quốc công Đặng Tất, sau khi cha bị giết, lập tức lên đường và trở thành chiến binh.
Trích đoạn vở chèo Người con của Vạn Thắng Vương |
Hoặc người vợ của tướng quân ăn mày Phạm Ngũ Thư trong vở cải lương “Khất sỹ” cũng không hề cam chịu một cuộc sống tầm thường. Còn ở vở chèo “Người con của Vạn Thắng Vương”, thì mẹ của Nam Việt Vương Đinh Liễn cũng xin vào thành làm con tin, khi không được chấp thuận thì giả điên vào thành chăm con. Những nhân vật nữ ấy, tôi đều lấy cảm hứng từ lịch sử, nhưng gửi gắm vào đó lòng yêu thương, sự tôn trọng với người xưa.
PV: Đề tài về nhà Đinh không dễ khai thác bởi đã có rất nhiều vở diễn thành công trong quá khứ. Vậy phải chăng việc chọn khai thác nhân vật Nam Việt Vương Đinh Liễn, với anh, là để tìm ra một hướng đi mới?
Nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng được biết tới như một cây bút của thiếu nhi với hàng loạt tác phẩm văn học và dưới các hình thức từ văn học, sân khấu tới phim hoạt hình. Tuy nhiên, nhiều người còn được biết đến anh với đa dạng thể loại kịch lịch sử, hài kịch hiện đại, lãng mạn… Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng từng đoạt Giải nhì Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi do NXB Kim Đồng tổ chức (2003); Giải thưởng cuộc thi viết kịch bản về đề tài nông thông do Cục Văn hoá Cơ Sở, Bộ Văn Hoá tổ chức; Tặng thưởng Văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2011; Giải thưởng kịch bản của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam 2017, 2018; Các tác phẩm sân khấu tiêu biểu: Trận chiến giữa rừng xanh (kịch thiếu nhi); Chuyện nàng Lọ Lem (ca kịch); Cuộc phiêu lưu của Gà trống choai (ca kịch); Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến (kịch thiếu nhi); Căn bếp đại chiến (kịch thiếu nhi); Phiêu lưu trong thế giới hoạt hình 2,3 (ca kịch); Nàng thứ phi họ Đặng (Chèo); Khất sỹ (cải lương); Người con của Vạn Thắng Vương (chèo); Ao làng (hài kịch); Oái ăm đời (hài kịch).Tác phẩm văn học tiêu biểu: Chuyện tình chàng bán loa; Chuyện chú rồng lửa |
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Có thể nói là như vậy. Nhắc đến vua Đinh, người ta thường nghĩ ngay đến chiến công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn của người. Chiến công ấy là vĩ đại bởi nó khiến đất nước không loạn lạc thêm nữa. Chiến tranh đau thương thế nào thì thiết tưởng không cần nhắc lại nữa.
Thế nhưng, tôi muốn khai thác về cuộc đời của Nam Việt Vương Đinh Liễn, là bởi để có được chiến công đó, một đứa trẻ hơn chục tuổi đã phải vào thành làm con tin, để rồi sau này trở thành thái tử, và còn hơn thế nữa, là một trong “Giao Châu thất hùng” thời ấy. Một đứa trẻ đi làm con tin, sống một mình trong vòng vây của đối thủ, thực sự với tôi là một câu chuyện hay. Tôi kể chuyện lịch sử theo cách của mình, đó là đem lại cho khán giả những cảm xúc nhân văn, những giằng xé giữa được và mất, giữa quyền lợi cá nhân và dân tộc.
PV: Lý do nào khiến anh chọn Nhà hát Chèo Ninh Bình làm nơi gửi gắm đứa con tinh thần của mình?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Đương nhiên về đề tài vua Đinh thì Nhà hát Chèo Ninh Bình là nơi tôi nhắm đến. Ngoài ra, Ninh Bình còn là đất phát tích của chèo chuyên nghiệp, nơi cụ tổ nghề chèo là bà Phạm Thị Trân đã thành danh. Nhà hát Chèo Ninh Bình đang có một lực lượng nghệ sỹ hùng hậu, nhiều gương mặt trẻ hứa hẹn sẽ bùng nổ trong nay mai. Giám đốc, NSUT Quang Thập lại là một đạo diễn, một nhà quản lý nghệ thuật có tâm và có tài.
PV: Thường là ít khi tác giả hài lòng với vở diễn, là bởi nhiều khi vở diễn đã bị thay đổi nhiều so với nguyên tác. Còn cá nhân anh thấy thế nào?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Tôi không quan tâm nhiều đến chuyện đó. Khi đưa kịch bản, tôi thường nói với đạo diễn rằng cứ thoải mái sửa sang, miễn là đạt kết quả tốt nhất. Nhiều khi, ý văn học là thế, câu từ là thế, nhưng sang đến sàn diễn, lại cho ra một ý tưởng mới. Và trong vở chèo này, tôi hoàn toàn hài lòng bởi tinh thần kịch bản vẫn vậy, chỉ là được bồi đắp cho dày thêm và hấp dẫn hơn.
PV: Có cảm giác như các nhà viết kịch hay tìm những đề tài lịch sử để viết, phải chăng đề tài lịch sử dễ được dàn dựng?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Mượn câu chuyện lịch sử đúng là có độ an toàn nhất định, bởi việc đã xảy ra rồi mà lịch sử thì không bao giờ thay đổi được nữa. Vả lại, với sân khấu truyền thống, đề tài lịch sử mới có đất để các nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo từ âm nhạc, diễn xuất, trang phục, bối cảnh. Và nói thật, lịch sử của ta, do nhiều nguyên nhân, vẫn là một vùng đất bí ẩn để các nghệ sĩ khai phá. Còn nói là để dễ được dàn dựng thì không đúng, bởi đề tài tôi chọn là mới mẻ, và đã mới mẻ thì đương nhiên không dễ được chấp nhận.
PV: Được biết anh có nhiều vở diễn lịch sử ở cả thể loại kịch nói, chèo, cải lương. Điều gì khiến anh say mê viết kịch ở nhiều thể loại sân khấu như vậy? Anh có thể phân tích những cái dễ và những cái khó giữa các thể loại kịch bản sân khấu này không?
Nhà văn Nguyễn Toàn Thắng: Mỗi một loại hình sân khấu có đặc trưng riêng, chính vì thế khi bắt đầu viết, tôi đều hướng đến một loại hình sân khấu cụ thể. Việc này cũng giúp cho việc dàn dựng dễ hơn rất nhiều, và giữa các thành phần sáng tạo dễ tìm thấy tiếng nói chung. Tất nhiên, khi viết, phải say mê, phải đắm mình vào tác phẩm, như thể dứt ruột ra mà viết. Tôi đã nhiều lần vừa viết vừa hoá thân vào nhân vật, để rồi khóc cười theo chính những gì mình viết ra.
Sân khấu kịch nói thì như chúng ta đều biết, quan trọng nhất là tính kịch và tư tưởng. Còn sân khấu kịch hát dân tộc, mỗi loại đều có đặc trưng riêng. Nếu tuồng là bi hùng thì chèo là trữ tình, còn cải lương thì cứ ra chất cải lương là được. Tóm lại, không thể kể hết đặc điểm của các loại hình đó trong vài câu. Có điều, mỗi thể loại đều làm tôi say mê, và không thể so sánh hơn kém ở đây.
PV: Xin cảm ơn nhà văn và chúc anh có thêm nhiều tác phẩm mới.
Bảo Thoa (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01