Nhà thơ Tạ Hữu Yên: Những ký ức khó phai
Nhà thơ Phạm Ngọc Thanh "bói" tình yêu bằng thơ | |
Tôi hiểu Hà Nội từ nhiều cung bậc thăng trầm |
Nhà thơ Tạ Hữu Yên là người con của mảnh đất cố đô Hoa Lư. Ông xung phong nhập ngũ năm 1948, công tác ở tỉnh đội Ninh Bình, sau được đi học Khoa báo chí niên khóa (1962-1964). Tạ Hữu Yên là một trong những nhà báo quân đội đầu tiên về công tác tại chương trình phát thanh địch vận thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội. Sau này Tạ Hữu Yên được đề bạt làm Trưởng phòng, rồi chuyển sang làm cán bộ biên tập tại phòng Văn nghệ, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân. Từ đó ông tập trung cho sáng tác và trở thành hội viên Hội Nhà văn năm 1977. Nhà thơ về hưu năm 1989, với quân hàm đại tá.
Cố nhà thơ Tạ Hữu Yên. |
Với những năm tháng công tác ở thời kỳ bao cấp có nhiều khó khăn, tuy sức khỏe yếu cùng với bệnh tật, nhưng nhà thơ Tạ Hữu Yên vẫn lao động không biết mệt mỏi. Ngoài sáng tác văn thơ, ông còn viết nhiều thể loại từ ca dao đến những bài báo nhỏ, để mưu sinh. Ông dùng thêm những bút danh như Lê Hữu, Xuân Hữu, Đông Xuân… Đặc biệt, khi viết thơ châm biếm thì dùng cái tên Cử Tạ, cho dù cơ thể ông chưa bao giờ nặng quá 50 cân. Ông sống với một gia cảnh nhiều khó khăn tại khu nhà lắp ghép Trương Định thuộc quận Hoàng Mai - Hà Nội. Nhưng nhà thơ chẳng bao giờ kêu than. Ngày nào cũng cọc cạch với chiếc xe đạp đi khắp đó đây để lấy tài liệu viết bài hay sáng tác kiềm tiền nuôi vợ con. Có thể nói, nhà thơ Tạ Hữu Yên là một đại tá duy nhất còn sót lại ở thế kỷ 20 kéo sang tới 13 năm sau của thế kỷ 21, với cuộc viễn du trọn đời cùng chiếc xe đạp Thống nhất được tiêu chuẩn mua từ những năm 70.
Nói đến sự nghiệp văn chương của nhà thơ Tạ Hữu Yên không ai không nhắc đến những tác phẩm viết về chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói, ông là một trong những nhà thơ viết nhiều nhất về Bác Hồ, 15 cuốn với các thể loại. Bộ sách về Bác Hồư của nhà thơ Tạ Hữu Yên trở thành một kho quý về văn hóa, lịch sử và ghi lại những dấu ấn sâu đậm về phẩm chất và đạo đức Bác Hồ cho nhiều thế hệ noi theo. Người đọc vẫn còn nhớ đến các cuốn sách hay được phổ cập rộng khắp như: “Bao la nhân ái Hồ Chí Minh” (Biên soạn chung NXB Thanh Niên-1994); “Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” (NXB Thanh Niên-1996); “Đẹp nhất tên Người (tập ca dao NXB Quân đội nhân dân-2001); “Mênh mông tình thương Hồ Chí Minh (NXB Thanh niên-2002)… |
Khi về hưu, đời sống vẫn còn nhiều vất vả lo toan, đến ngôi nhà cũng do một ông hàng xóm thương tình để lại cho giá rẻ chứ nếu không gia đình ông vẫn phải ở trong căn phòng tập thể chừng 10 mét vuông, mỗi khi mưa lụt nước tràn vào nhà ngập lên tới cả mét. Đặc biệt nhiều kỷ vật của bạn bè thân tặng, nhà thơ vẫn giữ cho đến nay. Đó là chiếc ghế ngồi làm việc do nhà thơ Lữ Giang tặng từ năm 1976. Gần 40 năm nhà thơ đã làm việc trên chiếc ghế gỗ cổ lỗ sĩ ấy. Lại còn những bức tượng đất nung của nhà thơ Thanh Tịnh tặng năm 1978 nữa. Đó là bức Thánh Gióng và tượng con cua đất. Hàng ngày ông vẫn trò chuyện với chúng mỗi khi nghỉ ngơi và ngẫu hứng hát lên những bài ca đất nước. Hoặc lại có khi sảng khoái cười với những vần thơ châm biếm vui nhộn, hài hước cái sự trớ trêu của cuộc đời.
Tuy nghèo túng, khi phải chăm nom vợ ốm đau, nhưng nhà thơ vẫn ki cóp từng đồng nhuận bút để lo xây dựng một thư viện sách cho quê mình ở làng Đông Hội xã Ninh An, huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Đó là nguyện vọng nhiều năm trước, mãi sau này nhà thơ mới thực hiện được cho quê hương. Tiền xây một nhà sách tuy không lớn nhưng đã để lại một món quà tình thần vô giá cho những thế hệ tiếp nối trong làng xã, nơi nhà thơ không thể có điều kiện đi lại, khi sức khỏe mỗi ngày một yếu. Hiện tại nơi quê nhà, gia đình vẫn còn lại một ngôi nhà cổ, nhưng cho đến khi mất nhà thơ không muốn bán đi, cho dù cuộc sống đòi hỏi bao nhiêu thứ cần chi tiêu, nhất là lo chuyện đau ốm thuốc thang. Nhưng nhà thơ Tạ Hữu Yên vẫn tự lo toan bằng cây bút viết nên những tác phẩm của mình. Vượt qua mọi khốn khó, gần mười năm chăm nom vợ ốm từ 1999 cho đến khi mất, nhà thơ vẫn âm thầm chịu đựng cùng cô con gái duy nhất trong ngôi nhà ẩm thấp tối tăm.
Nhà thơ đã viết những câu thơ hết sức cảm động tại ngôi nhà này khi tiễn biệt vợ: “Thế là đứt gánh giữa đường. Thế là đôi ngả âm dương chia lìa. Bao năm chăn gối còn kia. Bây giờ lạnh lẽo tâm bia mộ bà” (Nỗi đau không lành). Đó là nơi ghi dấu cuộc nhân duyên hơn nửa thế kỷ với người vợ mà ông yêu quý. Trong ngôi nhà ấy, ngòi bút ông không ngừng viết, những cuốn sách lần lượt ra đời. Dường như sức lực nhà thơ trỗi dậy theo từng con chữ, cùng với tình thương yêu của vợ con và bạn bè. Ít ai ngờ nhà thơ có được những thành tựu hết sức kỳ lạ, trong sự nghiệp văn chương; với hoàn cảnh gian khó, trải qua suốt nửa thế kỷ cầm bút.
Vương Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35