Tôi hiểu Hà Nội từ nhiều cung bậc thăng trầm
![]() | Ra mắt 2 tập thơ của nhà thơ Đặng Cương Lăng |
![]() | Rao bán ảnh chân dung và bút ký tác giả “Màu tím hoa sim” |
![]() |
Nhà thơ, nhà báo Tân Linh |
Thanh Tùng và Trần Lập là người nổi tiếng trong giới âm nhạc. Còn Tân Linh, có người đã nhận xét: “Tân Linh không phải nhà văn, nhà thơ tầm cỡ. Ông cũng không phải là nhà báo luôn “lao vào điểm nóng”. Ngược lại, trong dòng thác lũ thông tin, Tân Linh thường điềm đạm “gạn đục khơi trong”, tìm những vấn đề đáng để viết, cung cấp những góc nhìn công tâm, liêm chính tới độc giả…”. Là bạn bè cùng cấy cày trên cánh đồng chữ nghĩa, lại có nhiều dịp “trà dư, tửu hậu” hồi anh công tác ở Báo Văn Hóa, tôi thấy nhận xét đó về Tân Linh cũng khá chân xác.
Rõ là Tân Linh không phải tuýp người thích ồn ã. Anh sống nội tâm, thích quan sát cuộc sống, chiêm nghiệm, lặng lẽ đi, lặng lẽ viết. Nhưng có lúc, con người vốn trầm tính ấy cũng khá hoạt ngôn. Ấy là khi đàm luận về văn chương, về thế sự.
Công việc làm báo bấn bíu là thế, nhưng Tân Linh vẫn dành thời gian và tình yêu cho thơ văn. Nói như họa sĩ Nguyễn Hữu Thanh - đồng nghiệp của anh ở Báo Văn Hóa, người được mời thiết kế bìa 2 cuốn " Tha hương " và "Những tài năng - Những số phận" của Tân Linh - là “làm báo nuôi thơ, tha hương, rồi phôi phai nơi Kẻ Chợ”.
Tân Linh cứ cần mẫn viết và xuất bản được 4 tập sách: “Tha hương” (thơ). “Những tài năng - Những số phận” (ký chân dung), “Có lẽ mùa xuân có lý riêng” (thơ), “Hiền Lương bảy nhịp” (trường ca). Ngoài ra, anh còn góp mặt trong nhiều tuyển tập thơ như: “Nghìn năm thơ Việt”, “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long”, “Trời Nam thương nhớ”… Với một người tự “đày” mình trong thế giới văn chương như Tân Linh, âu đó cũng là một niềm hạnh phúc.
Cuộc sống của Tân Linh cũng gặp nhiều giông bão. Nhưng có lẽ, chàng trai có vẻ mặt lãng tử Phạm Quang Tính (tên thật của Tân Linh, sinh ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) biết cách đối mặt với số phận một cách an nhiên, nên sau khi rời quân ngũ, từ Tây Nguyên về Hà Nội học báo chí, đã không quản gian nan, làm đủ mọi việc để mưu sinh, kể cả việc bốc vác, xe ôm, khiến nhiều người gặp, tưởng anh “đi thực tế viết bài”.
![]() |
Hai ấn phẩm của Tân Linh. |
Sau này, khi nhận giữ chuyên mục “Chuyện Hà Nội” của Báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN), Tân Linh đã chia sẻ về cái thời gian khó ấy với bạn bè, rằng: “Cũng vì “nhập vai” bằng chính cuộc sống của mình, nên tôi hiểu Hà Nội từ nhiều cung bậc thăng trầm của kiếp người. Hiểu nhiều để yêu Thủ đô nhiều hơn…”. Rõ ràng sự trải nghiệm đổi bằng mồ hôi và nỗi buồn mưu sinh một thời đã giúp Tân Linh có được những bài báo chân thực.
Qua những bài viết của Tân Linh về Hà Nội, dễ thấy, anh yêu Hà Nội từ những điều bình dị nhất. Dù điều đó nhỏ nhoi hay đã mất, hoặc đã được mọi người viết nhiều, nói mãi, vẫn đều có thể thành đề tài của các bài viết - với đủ chuyện về giới văn nghệ sĩ, về những chuyện xã hội đang bức xúc…được Tân Linh phản ánh qua góc nhìn sắc, lạ.
Nhà báo Nguyễn Thế Khoa - TBT Tạp chí Văn hiến Việt Nam - đã nhận xét Tân Linh “là tay viết ký chân dung đặc sắc của làng báo. Anh không sa đà vào những nhân vật “hot” của truyền thông, mà thường đi vào những con người bình dị, tài năng, chưa nổi tiếng. Với độ lùi thời gian, những đánh giá của Tân Linh về những nhân vật rất công tâm và không thiên kiến”.
Khi biết mình mắc nan y, Tân Linh cũng có một thời gian hụt hẫng, nhưng rồi, anh bình tâm trở lại. Chúng tôi thường hẹn nhau ra uống bia hơi buổi trưa ở vỉa hè phố Vũ Hữu Lợi, dù anh vốn mê rượu. Giọng hàn huyên khi ấy của Tân Linh cũng trầm lắng hơn, nhưng vẫn đầy háo hức với những công việc dang dở, vẫn thích thú khi khoe những món nhuận bút vừa nhận, bởi anh vẫn đều đặn cộng tác gửi bài, gửi thơ cho các báo. Lao Động Thủ đô cũng đã không ít lần đăng truyện, đăng thơ của Tân Linh.
Tân Linh “là tay viết ký chân dung đặc sắc của làng báo. Anh không sa đà vào những nhân vật “hot” của truyền thông, mà thường đi vào những con người bình dị, tài năng, chưa nổi tiếng. Với độ lùi thời gian, những đánh giá của Tân Linh về những nhân vật rất công tâm và không thiên kiến”. |
Đồng nghiệp trong làng báo đã viết: Cách đối diện với ung thư của Tân Linh cũng thật đặc biệt: Viết – viết để quên đi đau đớn. Cụ thể, không lâu sau khi hay tin bị ung thư, Linh đã cho ra mắt “Có lẽ mùa xuân có lý riêng” và “Những tài năng, những số phận”. Đúng một năm sau, giữa lúc bệnh tật ngày càng khắc nghiệt, Linh lại cho ra mắt thêm một cuốn sách nữa mang tên “Hiền Lương bảy nhịp (trường ca). Cuốn sách là chuỗi dài suy tưởng của nhà văn, nhà thơ về quê hương Quảng Trị, về đất nước và về tình yêu… Tân Linh chia sẻ: “Nỗi đau chia cắt 21 năm trời với biết bao nỗi niềm, bao thân phận bên cây cầu, bên dòng Bến Hải và cả đất nước. Tôi viết gấp gáp thảo những dòng thơ về những tháng ngày đó trên giường bệnh với nỗi sợ đeo bám. Sợ chết. Chết mà chưa viết được về cây cầu lịch sử, tôi không đành…”.
Nhiều người còn nhớ trong buổi ra mắt sách ngày 15.6.2013 tại Thư viện Quốc gia ở Hà Nội, Tân Linh vui lắm, nhưng nói ấp úng, giọng nghẹn ngào: Cả 2 cuốn sách, tôi muốn ghi lại chân dung những con người. Tập ký chân dung tôi muốn ghi thân phận những người tài hoa phía sau ánh hào quang. Còn tập thơ, tôi muốn phác họa chân dung tôi, nên đa phần là thơ tình, ít thơ thế sự. Hôm đó, Tân Linh chia sẻ với PV Báo Thể thao & Văn hóa: “Anh em làm báo chúng ta đi qua cánh đồng bao la cuộc đời, coi con chữ là nghiệp. Và chính con chữ là những dấu vết vô tư và trung hậu chúng ta để lại với cuộc đời”.
Tân Linh mất ở tuổi 64, khi đang hoàn thiện một bài báo. Nay thì Tân Linh đã đi xa rồi, chỉ còn những trang viết của anh với cuộc đời. "Lạy Mẹ cho con đi hết kiếp này" - câu thơ của anh viết trong tập “Tha hương" như một dự cảm buồn. Vậy mà hôm nay Mẹ đã “cho anh đi hết kiếp này". Thôi, chắc cũng lâu lắm rồi anh chưa về với Mẹ, với cây cầu "Hiền Lương bảy nhịp"…” - họa sĩ Nguyễn Hữu Thanh đã cảm thán như thế trên trang mạng cá nhân khi nghe tin Tân Linh mất.
Lê Quang Vinh
Nên xem

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Thân thương vị tuổi thơ

Cảnh giác tội phạm cướp tài sản

Saliba mắc lỗi, Arsenal đánh rơi chiến thắng trước Crystal Palace ngay tại Emirates

Nam Từ Liêm: Chăm lo toàn diện cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2025

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"
Tin khác

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"
Văn hóa 24/04/2025 13:12

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc
Văn hóa 23/04/2025 22:34

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha
Văn hóa 23/04/2025 22:33

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh
Xã hội 23/04/2025 21:13

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng
Văn hóa 22/04/2025 22:13

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa 22/04/2025 17:11

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Văn hóa 22/04/2025 06:44

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58