Nhà Lang hồi sinh từ những giấc mơ

Từ tỉnh Hòa Bình, họa sĩ Vũ Đức Hiếu – Giám đốc Bảo tàng Không gian văn hóa Mường - hồ hởi loan báo với bạn bè: “Giấc mơ hồi sinh nhà Lang của Bảo tàng Không gian văn hóa Mường đến hôm nay đã thành hiện thực! Sự giúp đỡ quý báu bằng nhiều hình thức, từ nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan… trên tinh thần vì di sản văn hóa đã giúp bảo tàng hoàn thành được nguyện vọng này. Sáng 15.1.2016, lễ khánh thành nhà Lang sẽ được tiến hành...”.
Chung tay phục dựng nhà Lang
Triển lãm và bán đấu giá tác phẩm mỹ thuật ủng hộ phục dựng nhà Lang

Với người dân tộc Mường, nhà Lang là ngôi nhà quan trọng nhất, không chỉ về kiến trúc, mà còn cả về ý nghĩa của nó trong đời sống tâm linh, văn hóa và sinh hoạt hằng ngày.

Vũ Đức Hiếu là người say mê văn hóa Mường. Chàng họa sĩ trẻ này đã dành 10 năm kỳ khu nghiên cứu, sưu tầm những vật dụng liên quan tới đời sống xã hội của người Mường, rồi sau gần một năm xây dựng, đã lập nên Bảo tàng Không gian văn hóa Mường - bảo tàng tư nhân đầu tiên về văn hóa của dân tộc Mường, ngay trên đất Mường cổ, thu hút khách gần xa tới thăm quan. Trong đó, nhà Lang là một điểm nhấn quan trọng trong không gian văn hóa này.

Đó cũng là ngôi nhà Lang cuối cùng của cộng đồng Mường. Ngôi nhà có niên đại hơn 100 năm, thuộc sở hữu của gia đình bà Hà Thị Lợi - con gái một vị Lang Đạo ngày xưa ở vùng mường Chậm (nay thuộc xóm Chiến, xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Bà Lợi mất năm 2009, thọ 110 tuổi. Tính đến năm 2010, bà đã có tới 156 người con, cháu, chắt, chút, chít. Ngôi nhà của dòng họ Quan Lang này được di dời và phục dựng tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường vào đầu năm 2007, bởi nhóm thợ 12 người ở xóm Bận, xã Tuân Lộ, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), do ông Đinh Công Tân làm thợ cả. Nhóm thợ này dựng xong khung ngôi nhà đã hết 116 công.

Nhưng tiếc thay, nhà Lang đó đã bị thiêu rụi vào tối 24.10.2013, bởi một nhóm khách vô ý thức.

Nhà Lang hồi sinh từ những giấc mơ
Năm 2016, nhà Lang đã được phục dựng theo nguyên bản kiến trúc xưa.

Trước sự cố đau đớn này, Vũ Đức Hiếu dường như chết lặng. Cũng đã không biết bao lần anh gửi đơn trình báo các cơ quan chức năng của địa phương về vụ việc, đề nghị điều tra, xử lý. Nhưng rồi, lại tiếc thay, sau một thời gian cơ quan chức năng tiến hành “nghiên cứu”, việc điều tra đã bị đình chỉ. Và rồi, dù có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, dân tộc học, xã hội học lên tiếng cùng sự vào cuộc của báo giới, nhưng vụ việc đã chìm trong im lặng một cách khó hiểu, dù có nhiều chứng cứ rõ ràng về vụ việc này…

Nén nỗi buồn, dù ngày ngày phải chạm mặt với những cột, xà cháy đen nhẻm và những hiện vật quý hiếm đã dày công sưu tầm, nhưng anh Hiếu vẫn nuôi hy vọng vào một phép màu nào đó để có thể phục dựng nhà Lang. Bạn bè, những người yêu di sản văn hóa ở nhiều vùng miền tìm đến, chia sẻ cùng Hiếu và rồi, mọi người nảy ý lập chiến dịch gây quỹ cộng đồng với tên gọi “Nhà Lang - giấc mơ hồi sinh”, tiến hành từ ngày 28.4 đến hết ngày 31.8.2015 với một loạt chương trình như: Trình diễn thời trang kết hợp với triển lãm sắp đặt, triển lãm ảnh nghệ thuật, triển lãm và đấu giá các tác phẩm mỹ thuật của cộng đồng nghệ sĩ đóng góp, gây quỹ trực tuyến…

Ngay sau khi có đủ nguồn kinh phí, việc phục dựng nhà Lang của Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường được khởi động vào ngày 27.11.2015 và đến ngày 5.1.2016, phần mộc của nhà sàn được hoàn thành. Những phần khung cột cũ và xà, kèo bị cháy xém bên ngoài vẫn tiếp tục được sử dụng. Ngôi nhà sàn nhờ thế vẫn mang một phần “hồn vía vật chất” của nhà cũ.

Trong quá trình phục dựng nhà Lang, những phần có thể tái sử dụng, đã nhận được sự hỗ trợ, xử lý kỹ thuật (miễn phí hoàn toàn) của Viện Bảo tồn di tích Việt Nam. Phần mới thay thế gồm các bộ phận bằng gỗ chai, nghiến được sưu tầm từ nhà sàn của người Mường ở khu vực Thu Cúc (Phú Thọ) chuyển về. Một số bộ phận khác do anh Bùi Văn Cường - chủ xưởng gỗ ở Thanh Sơn (Phú Thọ) cung cấp. Phần thi công công trình do đội thợ làm nhà người Mường ở Tân Sơn (Phú Thọ) đảm nhiệm. Còn các hiện vật trong nhà Lang trước kia, có một số được gắn lắp lại từ những mảnh vụn như bộ súng săn, số còn lại chủ yếu được thay mới như bộ chiêng, gùi, chăn nệm, ấm chén, nồi đồng, bát đũa…

Về chương trình lễ khánh thành nhà Lang Mường ngày 15.1, họa sĩ Vũ Đức Hiếu cho hay, sẽ gồm một số nội dung, gồm: Lễ đắp bếp: Một nghi lễ Mo Mường quan trọng được thực hiện khi khánh thành một ngôi nhà mới theo đúng tập tục của người Mường. Nghi lễ được tiến hành bởi thầy mo Bùi Văn Phận (ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), từ 5 giờ sáng tới 12 giờ trưa; Triển lãm nghệ thuật (trưng bày các tác phẩm do nghệ sĩ trong toàn quốc ủng hộ cho chiến dịch gây quỹ cộng đồng phục hồi nhà Lang tại Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường); Biểu diễn nghệ thuật (múa sạp, dân ca Mường, biểu diễn cồng chiêng Mường, các trò chơi dân gian) và thưởng thức ẩm thực dân gian xứ Mường.

Với người dân tộc Mường, nhà Lang là ngôi nhà quan trọng nhất, không chỉ về kiến trúc, mà còn cả về ý nghĩa của nó trong đời sống tâm linh, văn hóa và sinh hoạt hằng ngày.

Được biết, lễ khánh thành nhà Lang sẽ có sự hiện diện của nhiều chuyên gia lịch sử và di sản văn hóa cùng các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa, xã hội, truyền thông và cộng đồng địa phương. “Chúng tôi hết sức trân trọng những nghĩa cử cao đẹp của cộng đồng trong việc góp sức phục dựng nhà Lang. Việc làm này không chỉ dành cho bảo tàng và những người ở đây, mà chính là nhằm góp thêm tiếng nói, niềm tin vào công việc dài lâu của cả cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Mong rằng, câu chuyện mới của nhà Lang sẽ tiếp tục được kể bằng nhiều trái tim, giọng nói, nhiều ý nguyện cộng hưởng…” – họa sĩ Vũ Đức Hiếu chia sẻ.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động