Nguy cơ vô sinh nam do dùng kem chống nắng
Phồng da, rộp mặt vì kem chống nắng | |
5 cách chăm sóc da mụn hiệu quả |
Các nhà nghiên cứu cho biết để ngăn chặn tác hại từ tia cực tím theo cơ chế bắt chước tác dụng của hooc-môn progesterone nữ, có gần một nửa trong tổng số các thành phần thường sử dụng trong kem chống nắng khiến chức năng của các tế bào tinh trùng bình thường bị ngưng hoạt
Kem chống nắng đi vào máu do hấp thụ qua da.(ảnh minh họa) |
Giáo sư Niels Skakkebaek, đại học Copenhagen (Đan Mạch) cho biết phát hiện này rất đáng lo ngại. Ông nói: "Điều này gợi lên mối quan tâm lớn và có thể giải thích một phần lý do tại sao bệnh vô sinh không rõ nguyên nhân đang rất thịnh hành hiện nay".
Giáo sư Skakkebaek và các đồng nghiệp đã thử nghiệm 29/31 bộ lọc tia UV sử dụng trong các loại kem chống nắng sản xuất tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) trên các tế bào tinh trùng khỏe mạnh từ các mẫu tinh trùng tươi của một số người hiến tặng tinh trùng. Gần một nửa trong số các bộ lọc đó gây ra rối loạn nội tiết tố và làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tế bào tinh trùng.
Trong kem chống nắng có chứa 13 bộ lọc UV làm phá vỡ chức năng chuyển động của tế bào tinh trùng và 9/13 bộ lọc bắt chước tác dụng của progesterone.
Gần một nửa trong số các bộ lọc có trong kem chống nắng gây ra rối loạn nội tiết tố và làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tế bào tinh trùng. |
Một số hóa chất độc hại bao gồm: avobenzone - một trong những bộ lọc UV quan trọng nhất, homosalate, meradimate, Octisalate (còn được gọi là octyl salicylate), Octinoxate (hoặc octyl methoxycinnamate), octocrylene, Oxybenzone (còn gọi là benzophenone-3 hoặc BP-3) và padimate.
Giống như kem chống nắng, các nhà sản xuất cũng sử dụng các chất này trong các sản phẩm trang điểm, kem dưỡng ẩm và son dưỡng.
Ông cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi đề nghị các cơ quan quản lý nên có một cái nhìn sâu hơn về tác động của các bộ lọc UV đối với vấn đề sinh sản trước khi phê duyệt."
Không những thế, theo thông tin trích dẫn từ báo Vnexpress, một số loại kem chống nắng có chứa các hóa chất gây kích ứng và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Gây kích ứng mắt
Kem chống nắng có thể gây kích ứng vùng da quanh mắt. Nếu bạn cảm thấy mắt bị cay xè, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng kem chống nắng có chứa hóa chất bôi quanh vùng mắt một cách tùy tiện.
Dị ứng da
Hầu hết các loại kem chống nắng đều chứa chất hóa học gây hại có thể làm da bị dị ứng, ngứa và sưng. Hãy chọn những loại có ghi “chống dị ứng”/"không gây kích ứng”. Một số chuyên gia về da cho rằng kem chống nắng có kẽm oxit trong thành phần sẽ an toàn hơn các loại khác.
Làm khô da
Có nhiều người bị khô da sau khi bôi kem chống nắng. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy suy nghĩ đến chuyện đổi loại và tham khảo ý kiến dược sĩ.
Ảnh hưởng đến mụn
Kem chống nắng có thể làm những nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Để tránh tình trạng này, hãy sử dụng những sản phẩm kiềm dầu.
Gây phát ban
Kem chống nắng có thể gây ra phát ban ở những người có làn da nhạy cảm. Tốt nhất, hãy đi khám da trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó.
Gây đau ở những vùng có lông
Ở những vùng như dưới cánh tay, bạn nên sử dụng gel thay vì kem chống nắng.
Làm tăng nguy cơ ung thư vú
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng một số loại hóa chất trong kem chống nắng có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy chọn mua những sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên.
Và theo lời khuyên từ các bác sĩ của bacsi.com , cách bảo vệ da tốt nhất khi ra nắng là hạn chế việc ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Nếu bắt buộc phải đi thì ngoài dùng kem chống nắng vẫn nên mặc trang phục rộng, phủ kín cơ thể bằng các loại vải phù hợp. Ngược lại, khi ở trong nhà hoặc vào những lúc trời dịu mát thì không nên dùng kem chống nắng để tạo điều kiện cho da tổng hợp vitamin D.
Sử dụng kem chống nắng cũng phải đúng cách |
Để an toàn cho da, trước khi bôi kem hay dùng bất kì sản phẩm chống nắng nào, bạn nên áp dụng với một vùng da trên cơ thể để xem có bị dị ứng không. Nếu sản phẩm không gây kích ứng da thì nó có thể phù hợp với cơ địa của bạn và có thể dùng trên toàn thân. Còn nếu có phản ứng trên da thì nên dừng lại ngay.
Không nên sử dụng các sản phẩm có SPF quá cao sẽ khiến những chất hóa học trong sản phẩm sẽ kết hợp với mồ hôi gây một số tác dụng phụ như đỏ da, phát ban, mụn nước…. Những người đang có vấn đề về da như bị dị ứng, nám, trứng cá… cần phải có sự tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi dùng kem chống nắng.
Hồng Duyên (theo Dailymail)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38