Nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử cao gấp 15 lần thuốc lá điếu
Thu giữ hơn một trăm hộp thuốc lá điện tử | |
Phát hiện 17 học sinh THCS sử dụng shisha |
Một số người cho rằng thuốc lá điện tử ít độc hại hơn nên chuyển từ thuốc lá điếu truyền thống sang thuốc lá điện tử. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
PGS.TS. Phan Thu Phương, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thế Anh. |
Thuốc lá điện tử từng được kỳ vọng sẽ giúp cai được thuốc lá truyền thống và giảm các tác hại, nhưng thực tế lại đang gây nghiện cho nhiều người trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định, hút thuốc lá điện tử vẫn có nguy cơ gây ung thư và không giúp cai nghiện thuốc lá mà còn gây nghiện.
Nghiện thuốc lá được cấu thành bởi 3 yếu tố: Nghiện thực thể, nghiện thói quen, hành vi và nghiện tâm lý. Sử dụng thuốc lá điện tử không giải quyết được vấn đề nghiện thói quen hành vi và nghiện tâm lí. Đồng thời trong tinh dầu thuốc lá điện tử vẫn có lượng nicotin nhất định, khi sử dụng nếu không có sự kiểm soát thì sẽ không cai được thuốc lá và vẫn phụ thuộc vào nicotin. Dần dần khi nồng độ nicotin trong thuốc lá điện tử không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể thì người hút sẽ quay trở lại với thói quen hút thuốc lá đốt thông thường.
Thưa PGS, trong tinh dầu để hút thuốc lá điện tử có những thành phần gì, độc hại ra sao?
Người ta gần như không thể biết đến thành phần có trong tinh dầu thuốc lá điện tử do có rất nhiều chủng loại, xuất xứ cũng khác nhau và có cả những người “chơi” pha trộn nhiều loại với nhau.
Một số chất mà người ta đã tìm ra có trong thuốc lá điện tử là Propylene Glycol thường được dùng trong các máy tạo khói hoặc sương mù nhân tạo trên sân khấu, có thể gây kích ứng phổi và mắt, có thể gây hại cho những người bị bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản.
Trong tinh dầu thuốc lá điện tử còn có chất tạo mùi rất độc hại. Hiện nay các hãng sản xuất cũng không công bố thành phần chi tiết của các chất tạo mùi này với lý do đó là "bí mật thương mại". Theo nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard mới đây thì 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl - một chất gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nguy hại hơn, người ta tìm thấy cả các kim loại nặng độc hại trong hơi khói của thuốc lá điện tử như: thiếc, nickel, chì và thủy ngân. Hay chất Diethylene Glycol - một hóa chất độc hại được sử dụng trong chất chống đông. Ngoài ra khi làm nóng tinh dầu và bay hơi sẽ sinh ra một số hóa chất độc hại như: Formaldehyde, Acetaldehyde là chất có thể gây ung thư; Acrolein là chất có thể gây tổn thương phổi và góp phần gây bệnh tim mạch ở những người hút thuốc…
Hút thuốc lá điện tử có nguy cơ ung thư cao. Ảnh: Minh Khuê. |
Vậy thưa PGS, thuốc lá điện tử ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của người sử dụng?
Một số loại thuốc lá điện tử còn chứa nicotine - chất gây nghiện, nhằm tạo ra sự sảng khoái, hưng phấn. Vậy nên nếu sử dụng thuốc lá điện tử trong thời gian dài cũng có thể gây nghiện cho người sử dụng.
Thậm chí nếu đem so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử gây ra cao gấp 15 lần thuốc lá điếu.
Những người thụ động hít phải khói của thuốc lá điện tử có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe không và ảnh hưởng như thế nào, thưa PGS?
Khói của thuốc lá điện tử vẫn chứa rất nhiều chất hóa học có hại cho người hít phải (cả người hút trực tiếp và những người xung quanh).
Thứ nhất, nicotin qua thuốc lá điện tử vào cơ thể con người (dạng nicotin lỏng được đốt cháy) vẫn là nicotin giống thuốc lá điếu. Nicotin là chất độc thần kinh và khiến cho não bộ dần phụ thuộc từ đó gây ra hiện tượng nghiện cùng các tác hại đối với người hút (chủ động và thụ động). Ngoài ra nicotine cũng gây ảnh hưởng đến tim mạch máu.
Thứ hai, các chất hóa học trong tinh dầu thuốc lá điện tử nhằm tạo mùi, tạo khói và tạo cảm giác sảng khoái sau khi hút được phả ra ngoài môi trường có thể chứa kim loại nặng (chromium, nickel...). Các chất này sẽ không mất đi mà vào cơ thể con người quan làn khói, có thể là nơi khởi phát ung thư giống như Acrolein khi được hít sâu vào phổi (một chất sinh ra do sự phân hủy glycerin ở nhiệt độ cao).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khói thuốc lá điện tử vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong thuốc lá và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác.
Vì vậy, người hít phải khói thuốc lá điện tử thụ động cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày… Hay các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống: vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,…
PGS có khuyến cáo gì cho những người đang sử dụng thuốc lá điện tử?
Thuốc lá điện tử đều có liên quan tới việc hút thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít nghiên cứu về tác động của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người hút và người không hút. Các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng, đây không phải là một sản phẩm dành cho những người không hút thuốc.
Bởi vậy, nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc thì đừng thử nó. Không có lý do nào để thử thuốc lá điện tử bởi nó có chứa nicotine và cũng sẽ gây nghiện. Đồng thời, nó cũng không phải là sản phẩm có thể giúp bạn cai được thuốc lá.
Xin cảm ơn PGS.TS.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38