Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa

Có lẽ đó là lần đầu tiên những đại biểu của thanh niên Việt Nam cùng các nhà báo trẻ có buổi chào cờ 30/4, bên cột mốc chủ quyền tại đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa.  Trên cao là bầu trời rộng lớn, bốn phía là đại dương bao la, dưới chân là đất mẹ, họ đứng nghiêm trang ngước nhìn cờ Tổ quốc mà lòng dâng tràn cảm xúc hát vang lời quốc ca thấm vào gan ruột.
Tổng LĐLĐ Việt Nam: Thăm, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa
Tổ quốc, nhìn từ biển…

Huyền thoại đảo anh hùng

Trong cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968, Quân chủng Hải quân được giao nhiệm vụ quan trọng là tiếp tế vũ khí cho quân dân miền Nam. Đơn vị nhận nhiệm vụ này là Đoàn 125 - “đoàn tàu không số” đường Hồ chí Minh trên biển. Trước tình hình nóng bỏng của chiến trường, lãnh đạo đoàn khi đó đã táo bạo cho 4 tàu cùng xuất phát vào một thời điểm tới 4 vùng biển khác nhau để đánh lạc hướng địch. Tàu C235 do trung úy Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng hướng vào bến Hòn Hèo (Khánh Hòa) mang theo 14 tấn vũ khí, đạn dược. Quân số trên tàu gồm 20 người.

18h ngày 29/2/1968, tàu C235 cách Nha Trang khoảng 10 hải lý, phát hiện một máy bay trinh sát lượn vòng quanh tàu rồi bay về đất liền. Xác định tàu đã bị lộ nên các thủy thủ tranh thủ thời cơ đưa nhanh tàu vào bến vì cự ly không xa, nếu lùi thì không còn cơ hội. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh cho tàu nhằm thẳng hướng Hòn Hèo, cả tàu chuẩn bị thả hàng sẵn sàng chiến đấu. 23h cùng ngày, tàu cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì gặp 5 tàu tuần tiễu của hải quân ngụy dàn hàng ngang cùng 3 chiếc tàu lớn (tàu tuần dương và tàu khu trục HQ12, HQ617, Ngọc Hồi), triển khai đội hình bao vây. Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí thả khói mù, cho tàu đến đúng vị trí bến quy định là một địa điểm thuộc xã Ninh Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa, cho tàu thả hàng xuống biển và nhanh chóng cho tàu sang vùng biển xã Ninh Vân nhằm không để lộ vị trí thả hàng.

Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa
Anh hùng Lực lượng vũ trang Phan Vinh

Tàu địch khép chặt vòng vây lại có máy bay lên thẳng vũ trang yểm trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra ác liệt. Máy chính của tàu bị bỏng, tàu không thể cơ động được. Thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh hội ý với anh em, quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. Anh cho các đồng chí bơi vào bờ trước, còn bản thân mình và kỹ thuật điện Ngô Văn Thứ ở lại trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ rồi mới rời tàu. Một tiếng nổ kinh hoàng cắt vụn tàu C235, một nửa thân tàu hất văng lên triền núi Bà Nam gần đấy. Cuộc chiến đấu tiếp diễn và sáng hôm sau, hai anh Vinh và Thứ sau khi chiến đấu hết đạn đã dành quả lựu đạn cuối cùng cho mình, không để sa vào tay địch. 14 cán bộ, chiến sỹ của tàu C235 đã vĩnh viễn nằm lại trên biển Hòn Hèo.

Trận chiến đấu của tàu C235 trở thành một điểm son trong lịch sử của Hải quân nhân dân Việt Nam. Ngày 25/8/1970, Nguyễn Phan Vinh được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Người anh hùng sinh năm 1933, quê ở xã Điện Nam - Điện Bàn - Quảng Nam.

Theo tài liệu, đảo Phan Vinh trước đây được mang tên là đảo Hòn Sập. Ngày 14/4/1975, Hải quân ta đã sử dụng các tàu mang số hiệu HQ673, 674, 675 thuộc Lữ đoàn 125, chở Đội 1 đặc công hải quân cùng lực lượng đặc công quân khu 5 bí mật đổ bộ, giải phóng đảo Song Tử Tây. Sự kiện nói trên khiến hệ thống phòng thủ của quân đội Sài Gòn trên quần đảo Trường Sa lâm vào thế nghiêm trọng. Đúng 2h30 phút ngày 25/4/1975 các đảo khác thuộc quần đảo trường Sa như Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn cũng được giải phóng và ngày 29/4 toàn bộ quần đảo Trường Sa đã hoàn toàn do quân ta làm chủ. đồng thời tổ chức lực lượng đóng giữ bảo vệ đảo.

Do điều kiện mới giải phóng, gặp nhiều khó khăn nên ta chưa đưa bộ đội ra đóng ở các đảo còn lại. Đầu năm 1978, tình hình trên quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp. Để đối phó với tình hình, Quân chủng Hải quân (QCHQ) đã tập trung lực lượng ra đóng giữ thêm các đảo, trong đó có Hòn Sập. Ngày 30/3/1978, bộ đội ta có mặt và đóng giữ trên đảo Hòn Sập. Thiếu úy Vũ Xuân Hà được bổ nhiệm chức chỉ huy trưởng đầu tiên của đảo. Ngày 7/5/1978, đoàn công tác của QCHQ do Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh và Thiếu tướng Hoàng Trà, Chính ủy dẫn đầu đến thăm và kiểm tra đảo Hòn Sập. Tại đây, chính đồng chí Giáp Văn Cương đã đề nghị đổi tên đảo Hòn Sập thành đảo mang tên người thuyền trưởng anh hùng Nguyễn Phan Vinh để ghi công và tôn vinh lịch sử truyền thống oanh liệt của Hải quân nhân dân Việt Nam. Từ đó, tên đảo Phan Vinh được ghi trên bản đồ biển, đảo Việt Nam và trở thành niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa
Chiến sĩ đảo Phan Vinh hồn nhiên dưới tán bàng vuông

Song, có một tình tiết hết sức li kỳ khác cũng xảy ra vào năm 1978 tại đảo anh hùng này. Đó là ngày 29/10, trong lúc đang công tác, 3 chiến sĩ của đảo bị nước biển cuốn trôi. Đảo trưởng Vũ Văn Hà trực tiếp tổ chức cấp cứu nhưng dòng nước chảy mạnh tiếp tục cuốn trôi 4 đồng chí đi cứu, trong đó có đảo trưởng. 7 cán bộ, chiến sĩ đảo Phan Vinh bị trôi dạt đến một bãi cạn cách đảo mấy chục hải lý. Trong những ngày trôi dạt lênh đênh trên biển và sống thoi thóp trên đảo lạ giữa biển trời mênh mông, cái chết đến gần, 7 cán bộ, chiến sĩ bình tĩnh, tin tưởng vào ngày được cứu trở về với đồng đội, đã động viên nhau, đồng chí khỏe giúp đồng chí yếu, tìm mọi cách vượt qua đói khát, bệnh tật, giành lấy sự sống. Sau 8 ngày đêm bị trôi dạt, 7 cán bộ, chiến sĩ đảo Phan Vinh được tàu 641 phát hiện, cấp cứu đưa về đơn vị an toàn. Sau này, đảo trưởng Vũ Văn Hà được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng ba.

Rưng rưng dưới cờ tổ quốc

Huyền thoại về đảo mang tên người anh hùng là thế đó. Vì thế sự lựa chọn đảo Phan Vinh là điểm dừng đúng ngày thống nhất đất nước 30/4 trong chuyến Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương lần đầu tiên đến thăm 12 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa cho 70 đại biểu thanh niên ưu tú của cả nước cùng 12 nhà báo trẻ, không phải là sự ngẫu nhiên của lãnh đạo QCHQ và Trung ương Đoàn.

Rạng sáng 30/4/2009, những thành viên trên con tàu HQ 957 thuộc Lữ đoàn 126 đã không phải chờ sự nhắc nhở thường lệ của tàu: “Toàn tàu báo thức, báo thức toàn tàu” nữa mà bản thân những thành viên đã chủ động làm vệ sinh cá nhân từ bốn giờ sáng. Chiều hôm trước, lời nhắc của thượng tá Đỗ Minh Tuấn, Trưởng ban Thanh niên QCHQ, thành viên ban tổ chức chuyến đi, qua máy loa phát thanh tới từng phòng nghỉ: Đúng 5 giờ 30 phút sáng chúng ta sẽ ăn sáng tại tàu và sau đó xuống thuyền cứu sinh để di chuyển lên đảo Phan Vinh và dự lễ chào cờ, sau đó là giao lưu với tập thể cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây…. Thông tin ấy khiến cả đoàn rạo rực, phấn chấn.

Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa
Tác giả dưới cờ Tổ quốc trên cột mốc chủ quyền đảo Phan Vinh đúng ngày 30/4/2009

6h, đoàn bắt đầu xuống xuồng cứu sinh di chuyển vào đảo. Do đảo được bao bọc bởi rặng san hô chìm rộng nên tàu HQ957 phải neo đậu khá xa. Gió giật cấp 6, 7 báo hiệu cơn mưa sắp đến, hai thuyền cứu sinh đưa đoàn đại biển vào đảo phải chật vật di chuyển vượt những con sóng ngang, theo sự hướng dẫn của các chiến sĩ ngay dưới nước để vào luồng sâu cập cầu tàu. Tôi có may mắn được phân công đi trước cùng lãnh đạo đoàn trên thuyền CQ cao tốc.

7 giờ 45 phút buổi chào cờ bắt đầu. Đoàn đại biểu cùng các cán bộ, chiến sĩ trên đảo Phan Vinh sắp hàng trên khoảng sân rộng chừng 100m2 có những tán bàng vuông che mát. Mọi người nghiêm trang hướng về lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên cột mốc bia chủ quyền. Mệnh lệnh trang nghiêm từ trưởng đoàn công tác: “Nghiêm…! Chào cờ…. chào!”. Khẩu lệnh vừa dứt, tổ quân kỳ đứng hai bên cột mốc chủ quyền dương cao cờ. Ai cũng nhìn lên cờ Tổ quốc đang tung bay kiêu hãnh trên trời xanh, hát vang dõng dạc: “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...”.

Rưng rưng dưới cờ Tổ quốc ngày 30/4 ở Trường Sa

Mỗi ca từ “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, tiến mau ra xa trường, tiến lên, cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền”, như thấm vào gan ruột. Trong phút giây nghiêm trang ấy, chúng tôi xúc động dâng tràn. Nước mắt rưng rưng mà lòng muốn khóc. Khóc vì thương Tổ quốc mình. Khóc vì chính đảo này đã thấm máu đào của bao người ngã xuống. Khóc vì những người lính Trường Sa hôm nay đang thầm lặng hi sinh dâng hiến tuổi xanh của mình cho đất nước, để chúng tôi có một cuộc sống yên bình ở đất liền. Họ vừa hát vừa lấy tay lau nước mắt. Một bầu không khí thiêng liêng hiếm có được những người từ đất liền trân trọng, để bày tỏ cảm xúc của lòng yêu nước nồng nàn và tưởng nhớ đến sự hy sinh kiên trung đầy bất khuất của những liệt sĩ đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo.

Tất cả đều xúc động, rưng rưng khi may mắn có cơ hội được đứng trên quần đảo Trường Sa thân yêu để bày tỏ lòng yêu nước, để chào cờ và hát. “Trong giờ phút trang trọng và đầy ý nghĩa, dưới ngọn cờ vinh quang của Tổ quốc, giữa vùng biển đảo thiêng liêng của đất nước, tuổi trẻ Việt Nam nguyện đoàn kết, xiết chặt tay nhau, phát huy bản chất cách mạng kiên cường của dân tộc, xung kích tình nguyện, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi mãi mãi ghi ơn những chiến công oanh liệt, những cống hiến hy sinh của lớp lớp thanh niên Việt Nam trong công cuộc bảo vệ vùng biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.” Tôi vẫn còn nhớ như in lời phát biểu hùng hồn của anh Nguyễn Quang Thắng, Phó chủ tịch UBND phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An TP Hải Phòng.

Trưởng đoàn, Đại tá Đinh Gia Thật, Phó chủ nhiệm Chính trị QCHQ (ông bây giờ là Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc QCHQ), trích dẫn lời của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự lễ mít – tinh kỉ niệm 33 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam trên đảo Trường Sa ngày 7/5/1988, như gửi gắm lòng quyết tâm của tập thể cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng hải quân đang gánh vác trách nhiệm bảo vệ chủ quyền tổ quốc trên biển: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta” .

Đêm hôm đó, con tàu HQ957 vượt sóng êm ả. Tôi chợt nhìn nhà báo Phạm Thu Hà – báo Sinh viên Việt Nam đang đứng trầm ngâm cạnh boong tàu nhìn về hướng đảo Phan Vinh. Tôi tiến lại và hỏi Hà có điều chi tâm sự. Hà bảo: “Anh đừng phá em. Để em suy nghĩ tí”. Tôi đoán Hà vẫn chưa hết cảm xúc trước buổi chào cờ trên đảo sáng nay nên đề nghị cô nhà báo này viết cho tôi vài dòng cảm xúc. Một lúc sau Hà sang phòng tôi và đưa mảnh giấy cô viết tay. Tôi thoáng thấy trên mắt cô vẫn còn ươn ướt. Trong giấy, Hà bày tỏ cảm xúc của mình: “Mỗi sáng thứ hai tôi chào cờ trên avatar, của blog nhưng hôm nay (30/4) tôi lại chào cờ trên đảo Phan Vinh, quần đảo Trường Sa. Chỉ cần nhắc đến Trường Sa thôi đã để đủ là keyword làm nghẹn lòng giới trẻ. Cô bạn Phú Yên đứng bên cạnh tôi hát qua câu đầu của bài Quốc ca thì bật khóc. Chưa bao giờ giai điệu về Tổ quốc, xúc cảm về quê hương xứ sở lại dâng lên mạnh mẽ đến thế”.

Cùng lúc ấy phóng viên trẻ Xuân Hoàng cũng vào phòng và cho tôi thêm vài dòng cảm xúc: “Không ai cũng được tham dự buổi chào cờ trên đảo như ngày hôm nay. Cảm giác riêng tôi là tận mắt trông thấy lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên đỉnh cột mốc chủ quyền đảo Phan Vinh. Buổi chào cờ có được là không hề đơn giản , để đổi lại được điều này là biết bao xương máu hy sinh của các chiến sĩ đã đổ xuống và những cống hiến quên mình của tập thể cán bộ, chiến sĩ đang gách vác nhiệm vụ giữ chủ quyền biển đảo của quần đảo Trường Sa nói riêng và Tổ quốc nói chung. Đây là sự nối liền của đất liền với hải đảo xa xôi mang trong đó là đại diện của thanh niên trẻ của cả nước”….

Nhìn bóng đảo Phan Vinh, một phần của Tổ quốc giữa đại dương xanh bao la, xa dần theo từng ngọn sóng, tôi chợt nghe đâu đây văng vẳng lời bài “Tôi hát - đảo Phan Vinh” của nhạc sỹ Lê Mây: “Đảo Phan Vinh nửa nổi nữa chìm, chuyện kể rằng từ một ổ trứng chim, con cháu bà Âu Cơ đặt chân lên, biết đây là một phần Tổ quốc. Và từ đó chim bay về đây, và từ đó xanh xanh hàng cây. Sự sống sinh sôi khi chúng ta bước chân lên đảo…”.
Và, có lẽ, đó là lần duy nhất trong cuộc đời làm báo của mình, tôi có cơ hội đứng trước bia chủ quyền của Tổ quốc, chào cờ ngay trên đảo anh hùng vào đúng ngày kỉ niệm miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

TRẦN HỮU VINH

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động