Người tiêu dùng lạc lối trong “ma trận” thực phẩm sạch
Cùng với những thông tin về thực phẩm không an toàn dày đặc trên các phương tiện truyền thông thì số lượng cửa hàng mang tên“thực phẩm sạch” tăng lên rõ rệt nhưng chủ yếu là cửa hàng nhỏ, lẻ. Vấn đề đặt ra là cơ quan chức năng đã quản lý tốt hệ thống kinh doanh được cho là sạch này chưa?
Thực hư thực phẩm sạch
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm được cho là thực phẩm sạch như: Rau, củ, thịt, trái cây, chè mạn, gạo, nấm, miến, trứng.. được bán nhiều trong các siêu thị, hệ thống cửa hàng tự chọn, cửa hàng chuyên thực phẩm sạch, thậm chí cả ngoài chợ, rồi trên mạng xã hội. Điều đáng nói giá của loại thực phẩm này bao giờ cũng đắt hơn. Ví dụ rau đắt gấp 2, 3 lần sản phẩm thường. Thịt đắt hơn 15-20%. Trái cây thì giá cao hơn 20 đến 30%. Bởi thế, vì lòng tham, một số tiểu thương tự gắn mác thực phẩm thường thành sạch hoặc trà trộn hai loại sạch- thường lẫn lộn để kiếm lời.
Đến nay sự kiểm chứng về thực phẩm sạch vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ, nhất là khi nơi bán thực phẩm sạch được xem là chỗ thân quen, nhà trồng, nhà nuôi, của người quen…Nhưng điều lạ là nhà trồng nhưng đặt hàng thì số lượng bao nhiêu cũng có!
Chị Đinh Mão, giáo viên trường THCS Cổ Bi, Gia Lâm, cho biết: “Thực phẩm sạch là khái niệm chung chung, giờ tem chống hàng giả còn làm giả được thì thực phẩm sạch có gì được đảm bảo trong khi việc quản lý rất lỏng lẻo. Người trồng vẫn phun thuốc, tưới đạm cho rau. Rau ngừng phun thuốc độ một tuần trước khi bán là được xem là rau sạch. Khuất mắt trông coi chứ cũng không thể khẳng định được thực phẩm đó có thực sự sạch hay không”.
Còn chị Lê Thị Minh, khu đô thị Việt Hưng, gia đình khá giả nhưng chị cũng phải kêu trời vì giá thực phẩm sạch quá chát: “Thu nhập của hai vợ chồng mình không thấp song nếu để ý kỹ, mình thấy mua thực phẩm ở cửa hàng sạch rất vô lý. Có hôm mình mua có vài món hàng mà hết luôn cả triệu đồng. Mua hàng như bị… móc túi vậy. Mình tính sơ sơ, một bữa cơm với rau sản xuất hữu cơ, thịt sạch, cá sạch chi phí gấp 7 - 8 lần so với bữa cơm bình thường”.
Cần giữ chữ tín
Chỉ tính riêng nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân Hà Nội trong một ngày đã vào khoảng 2.600 tấn, trong khi đó, sản lượng thu hoạch từ 3.800ha rau an toàn của TP Hà Nội chỉ đạt khoảng 70 tấn/ngày. Với khoảng 250 cửa hàng, siêu thị, điểm bán, phân phối rau an toàn chính thống trên địa bàn thành phố hiện nay cũng chỉ cung cấp ra thị trường khoảng 20 đến 25 tấn/ngày. Như vậy cung vẫn chưa đủ cầu. Thế nhưng trên thực tế, số lượng cửa hàng nhận bán rau an toàn lớn hơn rất nhiều, lên đến hàng nghìn điểm bán và đang tăng lên. Thực tế này đồng nghĩa với việc, có không ít cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh rau an toàn vẫn đang tồn tại.
Được biết, kể từ năm 2011, thành phố Hà Nội đã xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm sạch theo mô hình “sạch từ trang trại đến chợ”. Theo đó, doanh nghiệp liên kết với nông dân để áp dụng các quy trình trồng, nuôi được kiểm soát nghiêm ngặt và tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Tại Hà Nội, mặc dù đã bước đầu hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm và rau nhưng theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuỗi này chưa bền vững, chưa xây dựng được thương hiệu, sự tồn tại của các chuỗi này mong manh.
Theo tiết lộ của một người kinh doanh thực phẩm an toàn, không ít doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch mới đầu làm ăn tốt, song do không chịu được chi phí thuê mặt bằng và các chi phí khác nên họ đành phải trà trộn thực phẩm thường vào bán. Thế nên uy tín của thị trường này bị giảm và hậu quả là có doanh nghiệp đã từng đầu tư một chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch giờ chỉ còn lại một. Song, số cửa hàng nhỏ, mang tên “thực phẩm sạch” lại mọc lên như nấm, điều này các cơ quan quản lý có biết chăng.
(Còn tiếp)
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46