Người thầy là gốc của đổi mới
Tích hợp ở bậc học dưới, phân hóa ở bậc học cao | |
Học sinh phổ thông được tự chọn môn học là đột phá lớn |
Trao đổi về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đang được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến xã hội, nhiều phụ huynh học sinh và chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ GD - ĐT mới chỉ cho mọi người thấy dự kiến cải cách nội dung chương trình học, còn đối tượng rất quan trọng nhất để cải cách được thành công là giáo viên, lại không thấy có trong đề án này?
Ảnh minh họa. |
Phần lớn đội ngũ giáo viên hiện nay có năng lực rất yếu lại thiếu kỹ năng nghề nghiệp do khâu đào tạo của các trường sư phạm thời gian qua. Trong khi đó, theo GS Đỗ Đức Thái - Tổng chủ biên chương trình môn Toán cho biết, môn Toán sắp tới sẽ dạy những nội dung cốt lõi, thiết thực, làm sao cho học sinh ra sống được, làm việc được. Do đó, vị trí của sách giáo khoa sẽ thay đổi hẳn (yếu đi rất nhiều) trong khi vai trò của giáo viên quan trọng hơn. Còn theo PGS Đỗ Ngọc Thống - Tổng chủ biên môn ngữ Văn,nội dung lý luận văn học và lịch sử văn học sẽ không còn được dạy theo kiểu hàn lâm như hiện nay mà môn văn sẽ xây dựng theo hướng mở, chỉ quy định một số tác phẩm lớn; còn lại gợi ý danh sách các tác phẩm khác... là do giáo viên chủ động chọn lựa.
Do đó, góp ý về đội ngũ nhà giáo trước yêu cầu đổi mới giáo dục theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bà Nguyễn Thanh Thủy - Hiệu trưởng trường Tiểu học Cát Linh cho hay, các cấp cơ sở đang lo lắng vì năm 2018 đã bắt đầu thực hiện chương trình phổ thông mới nhưng vẫn chưa biết triển khai, tập huấn đào tạo cho đội ngũ giáo viên ra sao? Còn bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng THPT Yên Hòa (Cầu Giấy) đã thẳng thắn đề nghị ngành GD-ĐT nên coi đây là một cơ hội tốt để thanh lọc và tinh giản đội ngũ. Giáo viên nào năng lực yếu kém đã qua bồi dưỡng, đào tạo lại mà vẫn không đạt yêu cầu thì cần cho dừng công tác giảng dạy.“Nếu giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn mà vẫn không đạt thì cũng đừng bắt học sinh phải học những giáo viên đó.Giáo viên không đủ năng lực sẽ không có nhiệt huyết. Đừng bắt học sinh phải học những giáo viên vừa không có năng lực lại không có cả tâm huyết với nghề” - bà Nguyễn Thị Nhiếp góp ý.
Trước nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo chương trình tổng thể, ngày 25-4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD-ĐT kéo dài thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 20-5-2017 để các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý và nhân dân tiếp tục góp ý. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, cùng với việc nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng, Bộ GD-ĐT cần trao đổi, làm rõ những vấn đề còn tranh luận. Trước đó, Bộ GD-ĐT đã đưa dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lấy ý kiến lần thứ 2 với thời hạn từ ngày 12 – 29/4/2017. |
Vì thế, để có căn cứ biết giáo viên hiện nay có thể đáp ứng đến đâu nếu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức đề nghị cần có đánh giá thực chất về đội ngũ giáo viên hiện nay để biết ở từng môn học giáo viên đang thiếu gì, cần bổ sung như thế nào. Bởi theo ông Hà Xuân Nhâm- Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa khẳng định, chất lượng giáo dục phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên với tinh thần sáng tạo, liên tục đổi mới. Tuy nhiên, muốn có một đội ngũ giáo viên như vậy cần rất nhiều điều kiện, cơ chế chính sách để họ phát huy hết năng lực của mình.
Tuy nhiên, PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định, người thầy là gốc trong đổi mới giáo dục vì có chương trình tốt, cơ sở vật chất tốt mà giáo viên không giỏi thì không đảm bảo được chất lượng giáo dục. Song, cơ chế chính sách với nhà giáo chưa đáp ứng nhu cầu đời sống.Nếu giáo viên được tập trung vào công việc thì chất lượng sẽ tốt. Bằng chứng là mỗi khi có tiết dự giờ hay tiết thi giáo viên giỏi, người thầy phải đầu tư thời gian, tri thức, sáng tạo cho giờ giảng thì chất lượng giờ học sẽ cao.
Nếu như trước đây, nhà giáo chỉ tập trung vào việc dạy học thì hiện nay giáo viên phải lo tham gia nhiều công việc để đảm bảo đời sống.Như vậy, họ sẽ nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn là toàn tâm toàn ý cho học sinh.“Tôi cho rằng dự thảo chương trình tổng thể, chương trình bộ môn cần được phổ biến cho toàn bộ giảng viên, giáo sinh ngành sư phạm để họ bắt buộc phải nghiên cứu, góp ý, chứ hiện nay vẫn chỉ có một số đối tượng, một nhóm quan tâm biết đến thì đổi mới giáo dục còn chưa sâu, chưa đi vào đời sống” - PGS Nghiêm Đình Vỳ chia sẻ.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47