Trước thông tin lạm dụng phụ gia trong chế biến nước mắm công nghiệp:

Người dân không nên hoang mang

Vừa qua một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không ít sản phẩm nước mắm công nghiệp đang sử dụng nhiều hoạt chất hóa học; thậm chí vượt ngưỡng cho phép. Thông tin này thực sự gây sốc cho người tiêu dùng, đơn giản nước mắm là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. 
nguoi dan khong nen hoang mang Thị trường nước mắm: Vàng, thau lẫn lộn
nguoi dan khong nen hoang mang 6 người tuyệt đối không nên sử dụng nước mắm

Tuy nhiên, khi trao đổi với PV LĐTĐ, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, chưa có kết luận cuối cùng thì không thể cho rằng những phụ gia được sử dụng trong nước mắm công nghiệp cụ thể là nước mắm Chinsu và Nam Ngư là độc hại.

nguoi dan khong nen hoang mang

Phụ gia trong nước mắm có độc hại?

Trao đổi với PV ông Nguyễn Thanh Phong cho hay ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về các phụ gia sử dụng trong nước mắm công nghiệp mà cụ thể là của sảm phẩm Nam Ngư và Chinsu, Cục An toàn thực phẩm đã cho tiến hành lấy mẫu nước mắm trên để tiến hành kiểm nghiệm.

“Tại thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng nên không thể khẳng định những phụ gia trên là có độc hay không có độc hại đối với người sử dụng. Người dân không nên hoang mang mà tẩy chay nước mắm”- ông Phong nhấn mạnh. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương làm rõ sự việc nước mắm công nghiệp lạm dụng phụ gia.

“Tại thời điểm này vẫn chưa có kết luận cuối cùng nên không thể khẳng định những phụ gia trên là có độc hay không có độc hại đối với người sử dụng. Người dân không nên hoang mang mà tẩy chay nước mắm”

Nguyễn Thanh Phong- Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm

Để hiểu rõ hơn về những phụ gia được sử dụng trong nước mắm Nam Ngư, Chinsu có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng hay không? Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS. Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) và PGS. Thịnh cũng đồng quan điểm, chưa đủ căn cứ để kết luận trong nước mắm Nam Ngư, Chinsu có chứa phụ gia gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Lý do, các cơ quan chuyên môn cũng đang trong quá trình kiểm nghiệm. Còn nói về tỉ lệ phụ gia bao nhiêu trong nước mắm là an toàn và bao nhiều là không an toàn thì phải căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể.

PGS.Thịnh cho hay, nếu nhìn vào thành phần nhà sản xuất công bố thì đây là những phụ gia an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, mấu chốt là các chỉ số công bố công khai trên nhãn mác với việc sử dụng thật trong sản xuất có khớp nhau không lại là chuyện đáng quan tâm.

Cũng liên quan đến nghi ngờ không ít sản phẩm đang được bày bán ở các siêu thị có sử dụng sản phẩm cá ở 4 tỉnh miền Trung, PGS Thịnh nhấn mạnh: Không thể có chuyện doanh nghiệp sử dụng cá tại vùng nhiễm độc để chế biến nước mắm.

Bởi, khi sự cố biển miền Trung xảy ra thì cá chết hàng loạt, không có doanh nghiệp nào lại có thời gian để lọc ra đâu là cá cơm để làm nước mắm trong cả đống cá hỗn độn đó. Vả lại để sản xuất nước mắm từ cá không chỉ đơn thuần vài tháng là cho ra đời thành phẩm.

Đồng quan điểm với PGS. Thịnh, TS. Lê Thanh Lựu - chuyên gia đầu ngành về cá nước lạnh nói rằng, việc sử dụng cá tại vùng biển nhiễm độc để chế biến nước mắm là không có. Đơn giản nhiều tháng nay, người dân miền Trung không ai đi đánh bắt cá nữa, vì có đánh được cá về thì cũng không bán được cho ai. Dẫu biết, trước đó Bộ Y tế đã khoanh vùng nhiễm độc nhưng vì tâm lý lo sợ bị ảnh hưởng nên người dân không dám mua.

Sớm công bố để chấm dứt băn khoăn!

Theo thông tin do Tổng cục Thống kê công bố tại hội thảo “Nước mắm - Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” do Hội Nghề cá, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), Bộ Y tế… phối hợp tổ chức ngày 10/10 tại TPHCM, trong số 200 triệu lít nước mắm được tiêu thụ mỗi năm thì có 75% trong đó là nước mắm công nghiệp, doanh thu mang về mỗi năm cho các doanh nghiệp này gần 7.500 tỉ đồng.

“Chưa đủ căn cứ để kết luận trong nước mắm Nam Ngư, Chinsu có chứa phụ gia gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Lý do, các cơ quan chuyên môn cũng đang trong quá trình kiểm nghiệm. Còn nói về tỉ lệ phụ gia bao nhiêu trong nước mắn là an toàn và bao nhiều là không an toàn thì phải căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể.

Nếu nhìn vào thành phần nhà sản xuất công bố thì đây là những phụ gia an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, mấu chốt là các chỉ số công bố công khai trên nhãn mác với việc sử dụng thật trong sản xuất có khớp nhau không lại là chuyện đáng quan tâm”.

PGS Nguyễn Duy Thịnh

Như vậy, có thể khẳng định, hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm công nghiệp đang chiếm vị thế lớn và nhu cầu sử dụng nước mắm công nghiệp trong dân là rất cao.

Vì vậy, khi có thông tin về những phụ gia sử dụng trong nước mắm là không an toàn đã ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của người dân và gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường tiêu thụ sản phẩm nước mắm trong đó trực tiếp là những doanh nghiệp có 2 thương hiệu lớn như Nam Ngư, Chinsu.

Dù chưa có kết luận cuối cùng về 14 phụ gia sử dụng trong nước mắm mà cụ thể là nước mắm Nam Ngư, Chinsu cũng như những khẳng định của các chuyên gia đầu ngành về an toàn thực phẩm là những phụ gia được sử dụng trong nước mắm trên là an toàn, nhưng không ít người dân vẫn tỏ ra lo ngại và chờ đợi kết quả cuối cùng từ cơ quan chức năng, khi đó mới yên tâm sử dụng.

Bác Nguyễn Minh Chuyên (phố Hoàng Minh Giám, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, gia đình bác nhiều năm nay vẫn sử dụng nước mắm Nam Ngư và Chinsu, gần đây nghe thông tin về việc những phụ gia sử dụng trong đó là không an toàn khiến bác rất hoang mang.

“Giờ không biết có nên tiếp tục dùng hay dừng lại để chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Mà dừng không ăn nước mắm Nam Ngư và Chinsu thì không biết nên ăn nước mắn nào cho an toàn” – bác Chuyên tỏ băn khoăn.

Cũng với tâm trạng trên, anh Lê Xuân Vĩnh (ở Phố Lê Trọng Tấn, quận Hà Đông, Hà Nội) cho rằng, dù trước đó chưa có thông tin về những phụ gia sử dụng trong nước mắm công nghiệp là không an toàn thì gia đình nhà anh cũng không lựa chọn bất kỳ sản phẩm nước mắm công nghiệp khác và tự mua cá về làm.

“Để sản xuất ra một chai nước mắm giá bán 20.000 đồng/500ml trong đó có chứa gần 20 chất phụ gia thì liệu “tinh chất cá cơm” hay “hương cá” trong chai nước mắm công nghiệp được bao nhiêu phần trăm? Thế nên, việc dùng phụ gia là điều đương nhiên.

Khác với anh Vinh, chị Nguyễn Mai Anh cho rằng, những thông tin đó không ảnh hưởng lắm tới nhu cầu sử dụng nước mắm của gia đình chị. Vì theo chị Mai Anh, nếu cứ có bất kỳ thông tin gì là tẩy chay ngay những sản phẩm trên không công bằng cho doanh nghiệp.

Bởi, để một sản phẩm ra thị trường thì nhà sản xuất phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phải được cơ quan chức năng chứng nhận là an toàn. Vì vậy, trước khi chờ kết luận của cơ quan chức năng gia đình chị vẫn sử dụng nước mắm Nam Ngư và Chinsu bình thường.

Để người tiêu dùng thực sự an tâm với các sản phẩm nước mắm, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng sớm đưa ra những bộ tiêu chuẩn về nước mắm, nước chấm, nước mắm công nghiệp, nước mắm truyền thống… để giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Không chỉ người tiêu dùng mà ngay bản thân các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước mắm và người lao động đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng như Bộ Y tế, Bộ Khoa học - Công nghệ sớm có những kết luận về việc sử dụng phụ gia, hóa chất trong sản phẩm nước mắm công nghiệp để báo cáo Thủ tướng và công bố rộng rãi để nhân dân yên tâm.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động