Ngược đãi con trẻ - bạo lực gia đình không thể chấp nhận

Trong năm qua, trong phạm vi cả nước đã đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em mà những người gây ra vụ bạo hành lại chính là bố, mẹ của các em.
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Vì một cuộc sống phi bạo lực
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Bạo hành trẻ em và quan niệm đòn roi
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Bài 1: Cội nguồn của vấn nạn bạo lực

Gia đình là nơi gắn bó, nâng đỡ và có ảnh hưởng quan trọng nhất với trẻ trong những năm tháng đầu đời, đồng thời cũng là nơi chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất, an toàn nhất. Thế nhưng thời gian qua tại một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em mà những người gây ra vụ bạo hành lại chính là bố, mẹ của các em.

nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan
Trần Hoài Nam thực nghiệm hiện trường việc đánh con trai.

Gần đây nhất, sự việc cháu K. (10 tuổi, ở Hà Nội) bị bố ruột mình là Trần Hoài Nam đánh đập dã man trong thời gian dài khiến dư luận phẫn nộ, lên án.

Điều đáng buồn, sự việc K. bị bố lạm dụng đòn roi không phải trường hợp hiếm trong xã hội. Đầu tháng 2 vừa qua, dư luận phẫn nộ về sự việc một bé gái chưa đầy 4 tuổi chỉ vì làm mất Tgói kẹo mà đã bị mẹ trách mắng, cầm túi đánh vào mặt khiến cháu ngã xuống nền gạch ở siêu thị Lotte Center. Sau trận đòn, người mẹ bỏ đi, mặc cháu đứng khóc ở siêu thị khiến người dân phải bế cháu gửi vào ban quản lý.

Trước đó hai tháng, trên mạng xã hội phản ánh hành vi bạo lực của một người đàn ông khi dùng thắt lưng đánh vào đầu, vào khắp thân thể con gái còn nhỏ của mình giữa phố Hà Nội. Đi kèm đòn roi còn là những lời lẽ ác độc rằng sinh con thì cũng có quyền giết con, yêu cầu những người xung quanh không được can thiệp vào việc dạy dỗ, giáo dục con của anh ta.

Theo công bố từ ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm toàn quốc có hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại thân thể nghiêm trọng. Trẻ em đang bị xâm hại dưới nhiều hình thức, trong mọi độ tuổi. Trẻ có thể bị hành hạ tại bất cứ đâu như ở nhà hay tại trường học và do nhiều đối tượng gây ra, phần lớn là người thân trong gia đình gây ra.

Trở lại sự việc cháu K, chúng tôi không nhắc nhiều đến những tình tiết quá đỗi xót xa nhưng điều khiến dư luận phẫn nộ ở đây chính là câu trả lời lạnh lùng của Trần Hoài Nam với cơ quan cảnh sát điều tra về lý do dẫn đến những trận đòn tàn bạo với con mình như “đánh để giáo dục, dạy dỗ con”. Sự thản nhiên đó phản ánh thực tế đáng buồn là tư tưởng, hình thức giáo dục gia đình bằng bạo lực, “thương cho roi cho vọt” vẫn tồn tại.

Việc lấy đòn đau nhớ dai thay cho sự quan tâm, lắng nghe, dành những lời góp ý chân thành, những triết lí sâu sắc từ những bậc làm cha, làm mẹ để giúp trẻ em thay đổi từ trong nhận thức đã dẫn đến hậu quả đau lòng. Tháng 2 vừa qua, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, một bé trai 3 tuổi chỉ vì xin đồ ăn của du khách ở bãi biển đã bị người mẹ 29 tuổi dùng cây tre đánh. Sau đó vào tối cùng ngày xảy ra sự việc, cháu bất ngờ rơi từ giường xuống nền nhà và tử vong ngay sau đó do chấn thương sọ não.

Trao đổi về nạn bạo hành trong gia đình mà nạn nhân là con trẻ, Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương, Đại học Lao động – Xã hội cho rằng: Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, thông tin ngày càng phong phú, đa dạng và cuộc sống con người ngày càng được nâng cao.

Nhưng đáng tiếc là dường như nhiều bậc làm cha mẹ vẫn thiếu kỹ năng trong nuôi dạy con. Chính những người này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, cách giáo dục của cha mẹ họ trước đó...

Ngoài những bậc cha, mẹ gặp những khó khăn, ẩn ức trong cuộc sống hay ngoài xã hội, dồn nén sự bực bội lên con mình để giải tỏa, dẫn đến hành vi bạo hành con thì có không ít những người bố, người mẹ có hành vi lạm dụng đòn roi chỉ vì họ không có kĩ năng.

“Những người này vô tình không biết việc làm của mình ảnh hưởng cả cuộc đời và nhân cách của con trẻ, để lại vết thương tâm lý lớn, tự ti, ám thị và sau này khi lớn lên đứa trẻ đó cũng có xu hướng bạo lực giống như cha mẹ ngày xưa đối xử với mình”, Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương nói.

Từ nhiều năm nay, Nhà nước ta rất quan tâm đến trẻ em khi đã thể chế hóa các chủ trương về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em; xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bên cạnh đó, Luật Lao động, Luật tố tụng hình sự… đều dành những quan tâm nhất định đến quyền lợi của đối tượng yếu thế này.

Mới đây, Luật Trẻ em 2016 đã chính thức có hiệu lực. Công tác thực thi pháp luật đang ngày càng nghiêm túc với những biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Với hành vi bạo hành chính con đẻ của mình, các ông bố, bà mẹ sẽ phải đối mặt với hình phạt của pháp luật. Nhưng có lẽ hình phạt nặng nề, day dứt nhất chính là sự lên án của gia đình, của xã hội và sự phán xét của tòa án lương tâm.

Theo Khánh Công/ vnmedia.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Xem thêm
Phiên bản di động