Ngược đãi con trẻ - bạo lực gia đình không thể chấp nhận

14:58 | 19/02/2018
Trong năm qua, trong phạm vi cả nước đã đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em mà những người gây ra vụ bạo hành lại chính là bố, mẹ của các em.
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Vì một cuộc sống phi bạo lực
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Bạo hành trẻ em và quan niệm đòn roi
nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan Bài 1: Cội nguồn của vấn nạn bạo lực

Gia đình là nơi gắn bó, nâng đỡ và có ảnh hưởng quan trọng nhất với trẻ trong những năm tháng đầu đời, đồng thời cũng là nơi chăm sóc, bảo vệ trẻ em tốt nhất, an toàn nhất. Thế nhưng thời gian qua tại một số địa phương đã xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em mà những người gây ra vụ bạo hành lại chính là bố, mẹ của các em.

nguoc dai con tre bao luc gia dinh khong the chap nhan
Trần Hoài Nam thực nghiệm hiện trường việc đánh con trai.

Gần đây nhất, sự việc cháu K. (10 tuổi, ở Hà Nội) bị bố ruột mình là Trần Hoài Nam đánh đập dã man trong thời gian dài khiến dư luận phẫn nộ, lên án.

Điều đáng buồn, sự việc K. bị bố lạm dụng đòn roi không phải trường hợp hiếm trong xã hội. Đầu tháng 2 vừa qua, dư luận phẫn nộ về sự việc một bé gái chưa đầy 4 tuổi chỉ vì làm mất Tgói kẹo mà đã bị mẹ trách mắng, cầm túi đánh vào mặt khiến cháu ngã xuống nền gạch ở siêu thị Lotte Center. Sau trận đòn, người mẹ bỏ đi, mặc cháu đứng khóc ở siêu thị khiến người dân phải bế cháu gửi vào ban quản lý.

Trước đó hai tháng, trên mạng xã hội phản ánh hành vi bạo lực của một người đàn ông khi dùng thắt lưng đánh vào đầu, vào khắp thân thể con gái còn nhỏ của mình giữa phố Hà Nội. Đi kèm đòn roi còn là những lời lẽ ác độc rằng sinh con thì cũng có quyền giết con, yêu cầu những người xung quanh không được can thiệp vào việc dạy dỗ, giáo dục con của anh ta.

Theo công bố từ ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm toàn quốc có hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại thân thể nghiêm trọng. Trẻ em đang bị xâm hại dưới nhiều hình thức, trong mọi độ tuổi. Trẻ có thể bị hành hạ tại bất cứ đâu như ở nhà hay tại trường học và do nhiều đối tượng gây ra, phần lớn là người thân trong gia đình gây ra.

Trở lại sự việc cháu K, chúng tôi không nhắc nhiều đến những tình tiết quá đỗi xót xa nhưng điều khiến dư luận phẫn nộ ở đây chính là câu trả lời lạnh lùng của Trần Hoài Nam với cơ quan cảnh sát điều tra về lý do dẫn đến những trận đòn tàn bạo với con mình như “đánh để giáo dục, dạy dỗ con”. Sự thản nhiên đó phản ánh thực tế đáng buồn là tư tưởng, hình thức giáo dục gia đình bằng bạo lực, “thương cho roi cho vọt” vẫn tồn tại.

Việc lấy đòn đau nhớ dai thay cho sự quan tâm, lắng nghe, dành những lời góp ý chân thành, những triết lí sâu sắc từ những bậc làm cha, làm mẹ để giúp trẻ em thay đổi từ trong nhận thức đã dẫn đến hậu quả đau lòng. Tháng 2 vừa qua, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, một bé trai 3 tuổi chỉ vì xin đồ ăn của du khách ở bãi biển đã bị người mẹ 29 tuổi dùng cây tre đánh. Sau đó vào tối cùng ngày xảy ra sự việc, cháu bất ngờ rơi từ giường xuống nền nhà và tử vong ngay sau đó do chấn thương sọ não.

Trao đổi về nạn bạo hành trong gia đình mà nạn nhân là con trẻ, Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương, Đại học Lao động – Xã hội cho rằng: Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, khoa học, thông tin ngày càng phong phú, đa dạng và cuộc sống con người ngày càng được nâng cao.

Nhưng đáng tiếc là dường như nhiều bậc làm cha mẹ vẫn thiếu kỹ năng trong nuôi dạy con. Chính những người này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, cách giáo dục của cha mẹ họ trước đó...

Ngoài những bậc cha, mẹ gặp những khó khăn, ẩn ức trong cuộc sống hay ngoài xã hội, dồn nén sự bực bội lên con mình để giải tỏa, dẫn đến hành vi bạo hành con thì có không ít những người bố, người mẹ có hành vi lạm dụng đòn roi chỉ vì họ không có kĩ năng.

“Những người này vô tình không biết việc làm của mình ảnh hưởng cả cuộc đời và nhân cách của con trẻ, để lại vết thương tâm lý lớn, tự ti, ám thị và sau này khi lớn lên đứa trẻ đó cũng có xu hướng bạo lực giống như cha mẹ ngày xưa đối xử với mình”, Tiến sỹ Nguyễn Duy Phương nói.

Từ nhiều năm nay, Nhà nước ta rất quan tâm đến trẻ em khi đã thể chế hóa các chủ trương về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như: Phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em; xây dựng và ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bên cạnh đó, Luật Lao động, Luật tố tụng hình sự… đều dành những quan tâm nhất định đến quyền lợi của đối tượng yếu thế này.

Mới đây, Luật Trẻ em 2016 đã chính thức có hiệu lực. Công tác thực thi pháp luật đang ngày càng nghiêm túc với những biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Với hành vi bạo hành chính con đẻ của mình, các ông bố, bà mẹ sẽ phải đối mặt với hình phạt của pháp luật. Nhưng có lẽ hình phạt nặng nề, day dứt nhất chính là sự lên án của gia đình, của xã hội và sự phán xét của tòa án lương tâm.

Theo Khánh Công/ vnmedia.vn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này