Ngày nay con trẻ chịu áp lực không thua gì người lớn
Hãy tôn trọng điều con lựa chọn | |
7 kỹ năng phòng chống trộm cắp cha mẹ cần dạy con | |
Những điều cha mẹ phải dạy con trước khi lên 4 | |
5 tính cách của mẹ làm hư con gái |
Ở tuổi này của các con có nhiều áp lực không khác gì người lớn. Áp lực từ cha mẹ, áp lực từ bạn bè, áp lực học tập, áp lực từ chính bản thân con. Vì vậy cần lắm sự thấu hiểu và vị tha từ cha mẹ.
Luôn bị chỉnh, luôn bị quát mắng, luôn bị cho là kém, luôn bị không có niềm tin hoặc luôn không đạt được mong muốn của cha mẹ...khiến con cũng loay hoay chẳng biết phải như thế nào cho đúng, khiến con ngộp thở và ngấm ngầm nhiễm sự tiêu cực buông xuôi..
Tuổi này các con không còn được chơi vô tư như khi còn tiểu học mà bắt đầu biết so sánh, thích thể hiện bản thân và đôi khi thấy lạc lõng, thấy khó để hòa nhập với các bạn. Con có thể có những tổn thương âm ỉ mà cha mẹ không thể nào biết được.
Hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ. Ảnh: Hải Vân. |
Bài vở, kiến thức, áp lực thi cử cũng khiến con căng thẳng, đôi khi con muốn được “giải thoát, muốn nhàn hạ chỉ biết chơi mà không phải làm không phải học. Thất bại từ trong mong muốn cộng thêm sự không thấu hiểu của cha mẹ, thầy cô khiến con cứ sống trong sự bất công, thấy bất lực mà không chịu nhìn nhận đúng sai.
Cha mẹ đừng lúc nào cũng phải tỏ ra uy quyền, mình là cha mẹ thì con phải nghe lời mình nói trước. Cái tôi của con lớn nhưng suy nghĩ của con còn non nớt lắm vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế. Vì vậy nếu con muốn thể hiện nó thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng, cấm đoán.... cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa bằng hết cái lối suy nghĩ của con
Khi con tiêu cực, con muốn làm điều gì đó để bố mẹ “sáng mắt ra” hoặc phải “trả giá” cho sự áp đặt của mình. Đứng trước thái độ thách thức của con, cha mẹ đừng bao giờ thách đố con như kiểu: “Mày muốn bỏ nhà đi thì cứ đi đi, xem không có bố có mẹ, mày có sống nổi một ngày không?”. Chẳng khác nào khi con đang đứng trên gờ tường của tòa nhà cao, muốn bố mẹ dơ tay ra níu con lại, thì bố mẹ lại thách con nhảy xuống. Dù nỗi sợ hãi có lớn đến đâu thì cái tôi trong con cũng còn mãnh liệt hơn. Thách đố chẳng khác nào dồn con vào đường cùng. Hãy nói những câu nói tích cực tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai.
Ở tuổi dở dở ương ương này, hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15