Ngày nay con trẻ chịu áp lực không thua gì người lớn

10:01 | 23/09/2017
Vào lứa tuổi mười ba, mười bốn, cha mẹ bỗng thấy con trở nên gàn dở, ương bướng. Đôi khi cha mẹ cảm thất bất lực vì thấy con cái cứ như sắp trượt khỏi sự kiểm soát của mình và thỉnh thoảng như trượt khỏi sự yêu thương của gia đình. Đơn giản, vì ở tuổi này con chịu chiều áp lực chẳng khác gì người lớn, trong khi lại không được quyền quyết định mà cũng không phải lúc nào cũng được sự thấu hiểu.
ngay nay con tre chiu ap luc khong thua gi nguoi lon Hãy tôn trọng điều con lựa chọn
ngay nay con tre chiu ap luc khong thua gi nguoi lon 7 kỹ năng phòng chống trộm cắp cha mẹ cần dạy con
ngay nay con tre chiu ap luc khong thua gi nguoi lon Những điều cha mẹ phải dạy con trước khi lên 4
ngay nay con tre chiu ap luc khong thua gi nguoi lon 5 tính cách của mẹ làm hư con gái

Ở tuổi này của các con có nhiều áp lực không khác gì người lớn. Áp lực từ cha mẹ, áp lực từ bạn bè, áp lực học tập, áp lực từ chính bản thân con. Vì vậy cần lắm sự thấu hiểu và vị tha từ cha mẹ.

Luôn bị chỉnh, luôn bị quát mắng, luôn bị cho là kém, luôn bị không có niềm tin hoặc luôn không đạt được mong muốn của cha mẹ...khiến con cũng loay hoay chẳng biết phải như thế nào cho đúng, khiến con ngộp thở và ngấm ngầm nhiễm sự tiêu cực buông xuôi..

Tuổi này các con không còn được chơi vô tư như khi còn tiểu học mà bắt đầu biết so sánh, thích thể hiện bản thân và đôi khi thấy lạc lõng, thấy khó để hòa nhập với các bạn. Con có thể có những tổn thương âm ỉ mà cha mẹ không thể nào biết được.

ngay nay con tre chiu ap luc khong thua gi nguoi lon
Hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ. Ảnh: Hải Vân.

Bài vở, kiến thức, áp lực thi cử cũng khiến con căng thẳng, đôi khi con muốn được “giải thoát, muốn nhàn hạ chỉ biết chơi mà không phải làm không phải học. Thất bại từ trong mong muốn cộng thêm sự không thấu hiểu của cha mẹ, thầy cô khiến con cứ sống trong sự bất công, thấy bất lực mà không chịu nhìn nhận đúng sai.

Cha mẹ đừng lúc nào cũng phải tỏ ra uy quyền, mình là cha mẹ thì con phải nghe lời mình nói trước. Cái tôi của con lớn nhưng suy nghĩ của con còn non nớt lắm vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế. Vì vậy nếu con muốn thể hiện nó thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng, cấm đoán.... cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa bằng hết cái lối suy nghĩ của con

Khi con tiêu cực, con muốn làm điều gì đó để bố mẹ “sáng mắt ra” hoặc phải “trả giá” cho sự áp đặt của mình. Đứng trước thái độ thách thức của con, cha mẹ đừng bao giờ thách đố con như kiểu: “Mày muốn bỏ nhà đi thì cứ đi đi, xem không có bố có mẹ, mày có sống nổi một ngày không?”. Chẳng khác nào khi con đang đứng trên gờ tường của tòa nhà cao, muốn bố mẹ dơ tay ra níu con lại, thì bố mẹ lại thách con nhảy xuống. Dù nỗi sợ hãi có lớn đến đâu thì cái tôi trong con cũng còn mãnh liệt hơn. Thách đố chẳng khác nào dồn con vào đường cùng. Hãy nói những câu nói tích cực tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai.

Ở tuổi dở dở ương ương này, hãy coi con là một người đang trưởng thành, đừng bắt con phải suy nghĩ như người lớn cũng đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi mãi phải ở trong lòng bàn tay cha mẹ.

Diệp Anh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này