Nếu không bắt đầu từ người thầy thì…
Cần "bước nhảy" quan trọng từ giáo dục phổ thông | |
Giáo viên, cán bộ quản lý quyết định thành bại của đổi mới giáo dục |
Trong số 64 nhà giáo được vinh danh tại Lễ tuyên dương gương người tốt, việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016-2017 vừa tổ chức tại Hà Nội, sáng kiến mô hình trường bán trú và quy hoạch mạng lưới trường lớp tiểu học tại huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) - 1 trong 60 huyện nghèo nhất Việt Nam của Trưởng phòng Giáo dục huyện Bảo Lạc Nông Thị Loan đã nhận được sự cảm phục của nhiều người. " Trước tình trạng lớp học ở đây chủ yếu là ghép, sĩ số 5-9 học sinh, gây lãng phí trong sử dụng biên chế.
Sáng tạo trong dạy học luôn tạo ra những giờ học hứng thú. |
Các học sinh nhà xa, không thể đi về trong ngày nên số nghỉ học rất đông... Sau khi rà soát điểm trường lẻ, chúng tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh để lấy ý kiến về việc tổ chức lớp bán trú và dạy học 2 buổi/ngày. Sau 5 năm thực hiện, Bảo Lạc đã chuyển 100% trường khó khăn thành trường phổ thông dân tộc nội trú, dư 140 biên chế giáo viên tiểu học để bố trí cho cấp mầm non, THCS" -bà Loan chia sẻ.
Hay với sáng kiến dạy môn Địa lý bằng tiếng Anh cho học sinhcủa cô giáo Nguyễn Thị Thúy Nga (bộ môn Địa lý trường THPT chuyên Nguyễn Trãi -Hải Dương) xuất phát từ chính niềm đam mê của cô và được nhiều học sinh thích thú khi giúp các em vừa nắm được kiến thức môn học chính, vừa làm giàu vốn ngoại ngữ của mình. “Lúc đầu tôi thử nghiệm soạn giảng một số tiết học Địa lý bằng tiếng Anh để biến ngoại ngữ thành ngôn ngữ chứ không phải môn học, khi thấy học sinh của mình thực sự hứng thú thì tôi mạnh dạn đầu tư nghiên cứu để tìm phương pháp giảng dạy phù hợp với các em cũng như để đạt hiệu quả cao nhất”- cô Nga chia sẻ.
Còn với cô giáo Nguyễn Thị Như Hằng (Trường THPT Trương Định, Tiền Giang) thì không bằng lòng với cách dạy truyền thống theo kiểu thụ động: thầy giảng, trò ghi và học sinh không phát huy hết được năng lực tư duy hay vận dụng kiến thức nên cô đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn bởi biết nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh hơn.
“Khởi đầu một phương pháp mới sẽ vất vả cho thầy cô, nhưng nếu trên con đường mới mà chúng ta không chịu bước thì làm sao dẫn dắt các em đi đến đích của tri thức mới”, cô Hằng chia sẻ. Và chính với phương pháp dạy học tích hợp đã giúp cô Hằng đoạt giải Nhất Cuộc thi quốc gia về dạy học tích hợp năm học vừa qua.
Còn chia sẻ bên lề lễ tuyên dương, thầy giáo Lê Đức Dũng -Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (Đồng Nai) về công cuộc đổi mới giáo dục cho rằng, cái quan trọng nhất của đổi mới chính là người thầy. Nếu không có người thầy tốt, mọi cuốn sách hay đều trở nên vô nghĩa.Chính người thầy sẽ biến một cuốn sách bình thường thành cuốn sách tốt và ngược lại. Do đó, cuộc đổi mới giáo dục nếu không bắt đầu từ người thầy thì coi như thất bại.
Thế nhưng theo thầy Dũng, để có những người thầy tốt phát huy được tất cả sự sáng tạo, để đổi mới thành công thì trách nhiệm lại thuộc về những hiệu trưởng, những người quản lý giáo dục. Bởi sẽ không thể đổi mới nếu như những người cấp trên áp đặt bằng những mệnh lệnh và con dấu. “Giáo viên cần phải đổi mới liên tục, tìm tòi liên tục trong khi lương không tăng, điều kiện làm việc không có gì thay đổi.Nói giáo viên đổi mới là cực kỳ khó”.
Đánh giá về phong trào đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, chính sự say mê, mong muốn tìm đến những cách giảng dạy hiệu quả nhất cho học sinh, nhiều thầy cô đang miệt mài đổi mới, ứng dụng công nghệ vào từng bài giảng và việc này sẽ là động lực để công cuộc đổi mới giáo dục trong thời gian tới thực sự phát huy hiệu quả./.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20