Nếu an toàn lao động chỉ dừng ở khẩu hiệu!
Vụ sập cần cẩu ở đường Dương Đình Nghệ: Phạt chủ đầu tư 25 triệu đồng |
“Tai bay vạ gió”
Thời gian qua, việc xảy ra các vụ tai nạn lao động liên quan đến các thiết bị vận hành tại một số công trình xây dựng đang tạo ra không ít bất an, lo ngại cho người dân. Gần đây nhất, tối ngày 5/10/2017, tại công trường xây dựng trên phố Dương Đình Nghệ (phường Yên Hòa, Cầu Giấy) xảy ra tình trạng sập 2 chiếc cần cẩu. Mặc dù, sự việc không gây thiệt hại về người nhưng cũng đã khiến người dân không khỏi lo lắng.
Vụ sập cầu tại công trường thi công trên phố Dương Đình Nghệ ngày 5/10/2017 |
Trước đó không lâu, ngay cuối tháng 6/2017, tại Ba Vì cũng diễn ra tình trạng tương tự, tuy nhiên, vụ việc đã khiến 2 người bị tử vong. Chưa kể tới, trên thực tế đã có hàng loạt các vụ tại nạn công trình gây thiệt hại lớn về người: Vụ đứt thang vận ở công trường trên phố Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) khiến 3 người bị tử vong, gẫy cần cẩu tại công trình đường sắt trên cao đoạn qua phố Cầu Giấy khiến 1 phụ nữ đang mang thai bị thiệt mạng.
Hàng loạt những câu chuyện thực tế nhất, đau đớn nhất, đáng sợ nhất về tai nạn công trường xây dựng vô hình chung tạo ra ám ảnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô. Thế nhưng, càng đau lòng hơn khi đa số nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn hi hữu là từ chính sự bất cẩn, thiếu ý thức, thiếu kiến thức của người lao động, chủ nhà thầu, người giám sát.
Khảo sát qua những công trình xây dựng trên địa bàn Thủ đô, đa phần các công trình đều không đảm bảo an toàn. Cảnh những chiếc cần cẩu tháp vươn dài hàng chục mét nằm ngang trên các tuyến phố đông người qua lại, những khối bê tông giữ cần bằng cần cẩu được treo lơ lửng trên đầu người mà bên dưới không hề có dấu hiệu cảnh báo. Chưa kể, vật liệu để bừa bộn, thiếu quy hoạch chỉ một chút bất cẩn có thể rơi bất cứ lúc nào. Chị Nguyễn Thu Trang (trú tại số nhà 53, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) chia sẻ: “Mỗi khi tôi đi qua công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tại đường Nguyễn Trãi, tôi chỉ biết nín thở, phóng xe thật nhanh để bớt đi sợ hãi. Vì khi tôi phải nhìn cảnh vật liệu để treo neo trên cao, tôi không biết nó sẽ rơi xuống bất cứ lúc nào”.
Đó mới chỉ là những nguy hiểm được nhìn qua bằng mắt. Thực tế, các công trình xây dựng còn tiềm ẩn hàng loạt nguy hiểm đến từ con người. Nhằm tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ công việc, đa phần các nhà thầu đều sử dụng lao động thời vụ. Họ là những người có lao động thấp, ít có hiểu biết và ít được phổ biến về các nội quy, quy định trong an toàn vệ sinh lao động. “Trăm hay không bằng tay quen” là câu nói mà nhiều thợ công trình vẫn áp dụng. Điển hình như với thợ xây, thợ phụ tại các công trình xây nhà cao tầng, hầu hết đều làm việc bằng kinh nghiệm, thuận mắt, thuận tay là họ làm. Mặt khác, vì làm thời vụ, hết việc khoán là hết nghĩa vụ nên trách nhiệm với công việc của họ không cao, làm việc cẩu thả dẫn đến tai nạn là điều khó tránh khỏi.
Thực tế để xảy ra những sự cố trên một phần cũng do bất cập của các chế tài liên quan đến an toàn lao động. Ví dụ, Luật An toàn vệ sinh lao động hiện tại đã có các quy định tương đối cụ thể, song văn bản hướng dẫn hay việc triển khai còn chậm. Đã thế, việc đào tạo người vận hành cần cẩu của các chủ đầu tư, đơn vị thi công chưa được chú trọng, với quy định chỉ 3 tháng đào tạo đã được cấp giấy phép hành nghề cũng chưa hợp lí vì như thế sẽ không đủ thời gian để người vận hành có thể hiểu hết đặc tính của thiết bị.
Trong khi đó, theo các chuyên gia về an toàn lao động, đa số trường hợp máy cẩu gẫy, sập là do thao tác sai của công nhân lái cẩu. Quay lại vụ việc sập 2 cần cẩu ở công trình xây dựng trên phố Dương Đình Nghệ, nguyên nhân sự cố được xác định do sơ suất của người lái cẩu. Cụ thể, trong quá trình vận hành cẩu bánh xích nâng dàn thép đặt vào vị trí đổ bê tông đã vướng vào bồn hình tháp. Vì thế mà dẫn đến mất thăng bằng và bị đổ. Thực trạng đó cho thấy, khâu đào tạo và giám sát người vận hành thiết bị ngay tại các công trường chưa thực hiện tốt.
Ở công trường nào cũng vậy, sau mỗi vụ tai nạn đều có những tường trình, kiểm điểm, cam kết. Thế nhưng, những thứ hình thức đó không thể giảm thiểu được tai nạn lao động nếu như ý thức của người lao động còn kém, nhà thầu còn cẩu thả, giám sát còn lơ là. Vì vậy, điều cần nhất ở một công trường, có lẽ không phải là khẩu hiệu suông mà cần hai từ trách nhiệm, cùng với đó là sự sát sao, siết chặt hơn nữa của các cấp quản lý. Chỉ có thế, những vụ tai nạn lao động mới không có cơ hội xảy ra. |
Thế nhưng lao động thiếu, yếu kiến thức là một chuyện, chuyện những chủ đầu tư, nhà thầu, người giám sát cũng bỏ qua quy trình để đảm bảo an toàn lao động lại là vấn đề đáng nói. Trên thực tế, đơn vị tư vấn giám sát phải thường xuyên có mặt để đốc thúc thế nhưng thật trớ trêu, tại các bản tường trình của những vụ tai nạn lao động đều cho thấy, hầu hết tại thời điểm xảy ra tai nạn, người giám sát không hề có mặt. Chưa kể tới, nhà thầu “chồng” nhà thầu, nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ càng tạo khó khăn trong quá trình kiểm soát, quản lý.
Xử lý mạnh tay hơn nữa
Hàng năm, Hà Nội đều tổ chức các đoàn thanh tra chuyên đề hay thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nhiều công trường với mục đích nhắc nhở, cảnh báo và thậm chí tiến hành xử phạt hành chính với các đơn vị vi phạm, tái diễn vi phạm.
Dù đã xử phạt lên tới hàng chục triệu đồng nhưng nhiều đơn vị hay tư vấn giám sát vẫn xem nhẹ công tác này, coi thường tính mạng không chỉ người lao động mà cả người dân. Tại một số công trình, nhiều chủ đầu tư không xuất trình được phương án sử dụng cần cẩu hay hồ sơ khai báo giám định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, cũng như không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thi công.
Trong khi Hà Nội ngày càng phát triển, các công trình mọc lên như nấm, xen kẽ bên các con đường, khu dân cư đông đúc, những chiếc cần cẩu cứ vươn “cánh tay dài” ra tứ phía. Chỉ cần một sơ suất nhỏ hay sự bất cẩn của người vận hành, chiếc cần cẩu có thể gẫy sập, những tấm bê tông có thể rơi xuống vô cùng nguy hiểm, dễ dàng cướp đi tính mạng nhiều người.
Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn lao động cho các công trình đang thi công, buộc những người liên quan như cơ quan quản lý, nhà thầu, chủ đầu tư cần sớm rà soát, tăng cường giám sát, nâng cao ý thức chấp hành an toàn lao động. Với những nhà thầu chính có thuê nhà thầu phụ, cần thuê những đơn vị uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, phải xử phạt thật nặng những nhà thầu vi phạm trong hoạt động xây dựng để xảy ra tai nạn, sự cố trong khi thi công.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46