Nên cấm lãnh đạo bổ nhiệm nhân sự trước khi nghỉ hưu

LĐTĐ - Đó là đề xuất của ông Lê Như Tiến (phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội) trong cuộc trao đổi xung quanh việc ông Trần Văn Truyền (nguyên tổng Thanh tra Chính phủ) bổ nhiệm 60 cán bộ trong vòng sáu tháng trước khi về hưu.

Ông Lê Như Tiến - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Tiến nói:

- Tôi cũng chỉ vừa biết thông tin này qua báo chí. Theo tôi được biết thì các cơ quan chức năng có liên quan hiện chưa phát ngôn chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu đây là thông tin chính xác thì dư luận sẽ suy nghĩ theo hướng có gì đó không bình thường. Ở chỗ vì sao lại có những quyết định bổ nhiệm gấp gáp như vậy. Một cử tri nhận xét với tôi là có vẻ như chạy đua với thời gian.

"Sử dụng quyền lực được Nhà nước giao mà làm phúc bằng cách ký như vậy là lạm quyền, và thật ra không phải làm “phúc” mà đang gây “họa”

Ông Lê Như Tiến

* Nghĩa là việc gấp gáp đó, nếu có thật thì không phù hợp với công tác cán bộ vốn đòi hỏi phải cẩn trọng?

- Trong công tác cán bộ, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều quy định chặt chẽ, đưa ra các quy trình, thủ tục cụ thể về quy hoạch, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ. Cụ thể như trước hết là phải giới thiệu được những người đầy đủ tiêu chuẩn, mà chúng ta hay nói là phải có đủ đức, đủ tài. Theo tôi được biết, Chính phủ cũng đã quy định số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc cấp bộ không quá ba người. Trường hợp lãnh đạo bổ nhiệm cán bộ mà vượt quá số lượng đó thì rõ ràng là không đúng quy định. Ví dụ cấp vụ mà có đến sáu phó vụ trưởng, có vẻ như số lãnh đạo vụ gần bằng số chuyên viên.

Hơn nữa việc bổ nhiệm cán bộ không phải là “bổ nhiệm tập thể”, mỗi nhân sự đều được xem xét theo quy trình riêng. Có thể là nhiều quyết định nhân sự được ký cùng lúc, nhưng trong thời gian ngắn mà cùng lúc phải xem xét riêng rẽ rất nhiều hồ sơ bổ nhiệm cán bộ thì liệu có đảm bảo chất lượng hay không?

* Ông có nghe các cử tri phản ảnh gì xung quanh câu chuyện này?

- Tôi có nghe một số ý kiến về cái gọi là “hội chứng chuẩn bị nghỉ hưu”, “hội chứng sống gấp”, nghĩa là có những động tác vội vàng chạy theo thời gian để làm những việc có thuận lợi cho cá nhân trước khi mình không còn giữ trọng trách được giao nữa. Tất nhiên ở đây tôi không đề cập cụ thể trường hợp nào có hay không hội chứng đó, chỉ phản ảnh lại ý kiến cử tri như vậy để các cơ quan có thẩm quyền tham khảo, nghiên cứu thực tiễn và đề ra giải pháp.

Hội chứng đó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Ví dụ anh lãnh đạo cũ bổ nhiệm nhân sự hết rồi, thì đến anh lãnh đạo mới “cứ thế mà làm” thôi chứ làm sao có cơ hội sàng lọc, làm sao còn cơ hội được chọn người đủ đức đủ tài cho nhiệm kỳ của mình. Cũng không loại trừ có một số cán bộ được bổ nhiệm mang tâm lý hàm ơn ông sếp đã về hưu, chứ với ông sếp mới thì đâu có phải là người đã nâng đỡ, đề bạt mình.

* Nhưng lại có ý kiến cho rằng lãnh đạo sắp về hưu thì cứ ký bởi vì “thôi anh về thì làm phúc”. Ông nghĩ sao?

- Làm gì có quy định nào cho phép lãnh đạo làm phúc theo kiểu đó. Nếu anh thấy gia cảnh anh em khó khăn thì ông bỏ tiền túi ra giúp đỡ, dư luận sẽ hoan nghênh. Còn ông sử dụng quyền lực được Nhà nước giao mà làm phúc bằng cách ký như vậy là lạm quyền, và thật ra không phải làm “phúc” mà đang gây “họa”. Điều tôi suy nghĩ là trong công tác cán bộ nói riêng cũng như trong các hoạt động của cơ quan công quyền nói chung, có vai trò của cấp ủy, vai trò của tập thể, cán bộ, công chức, không nên để xảy ra sự việc nào đó mà trong nội bộ không có ý kiến để rồi sau đó chính báo chí là nơi lên tiếng đầu tiên.

* Ông có đề xuất giải pháp nào cho vấn đề này?

- Tôi có hai đề xuất. Một là nên chăng chúng ta có quy định cấm cán bộ lãnh đạo sắp nghỉ hưu, trong thời gian bao nhiêu tháng trước khi rời nhiệm sở thì không được ký kết các hợp đồng kinh tế lớn, các dự án lớn và không được ký bổ nhiệm nhân sự.

Tất nhiên anh vẫn điều hành bình thường, có thể tham gia những quyết định chuẩn bị cho nhiệm kỳ sau nhưng không được ký. Trường hợp đó là một hợp đồng, một dự án, một nhân sự quan trọng cần có quyết định kịp thời thì phải được công khai, minh bạch kèm theo trách nhiệm rõ ràng.

Hai là cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật để không cho phép cán bộ lãnh đạo có những việc làm không đúng quy định mà vẫn “hạ cánh an toàn”. Anh về hưu rồi tôi vẫn hồi tố trách nhiệm đầy đủ nếu phát hiện trước đó anh làm sai

Ông Châu Minh Tỷ(nguyên chánh thanh tra TP.HCM, nguyên giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM):

Không khó để làm rõ

Cá nhân tôi tin rằng các trường hợp được bổ nhiệm đều phải làm đúng quy trình, trong đó một trong những khâu quyết định là xem xét của tập thể Ban cán sự Đảng ở cơ quan này. Nói như vậy để thấy rằng với công tác cán bộ thì thủ trưởng cơ quan không thể tự mình quyết định, tất cả quy trình đều quyết theo chế độ tập thể. Nếu bổ nhiệm chỉ một người thôi mà người đó không đủ tiêu chuẩn, không đúng với quy trình thì sai, còn bổ nhiệm đến 10 người hay hàng chục người vào một thời điểm nhất định mà đúng quy định thì không có gì sai.

Do vậy, xét dưới góc độ pháp lý hay quy định về công tác cán bộ, thì số lượng người được bổ nhiệm, kể cả cùng được bổ nhiệm trong một thời gian nhất định không khẳng định được điều gì. Còn chuyện đặt vấn đề có bất thường hay không, thậm chí là tiêu cực, thì cũng dễ làm rõ thôi, cứ cho kiểm tra lại tất cả quy trình làm công tác cán bộ, đồng thời đánh giá lại sự phù hợp của mỗi cán bộ được bổ nhiệm cũng như nhu cầu của cơ quan, công việc. Cái này hoàn toàn có thể kiểm tra, vấn đề là có quyết làm hay không.

Việc bổ nhiệm nhiều người trong thời gian ngắn, cho dù có yêu cầu thì cũng dễ gây cảm giác không bình thường. Khi công luận có ý kiến thì cần làm rõ, cũng là chuyện bình thường thôi. Tốt nhất Chính phủ nên giao Bộ Nội vụ chỉ đạo thanh tra bộ hoặc ngành kiểm tra Đảng hãy chủ động vào cuộc để làm rõ vấn đề mà dư luận quan tâm. Trong trường hợp nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền tuy đã nghỉ hưu tại địa phương (TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) nhưng vẫn thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của trung ương.

 

Nguồn Tuổi trẻ

Nên xem

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

(LĐTĐ) Theo Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Bộ đã nắm thông tin về việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có một số huy hiệu "lạ" trên thân áo và đang cho kiểm tra, làm rõ.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.

Tin khác

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (7/5), Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã chính thức diễn ra vào tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Hòa chung không khí cùng nhân dân cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

Thành phố mang tên Bác hướng về Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Những ngày Tháng 5 lịch sử, hoà chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) rộn ràng hướng về vùng đất Điện Biên, nơi đã ghi danh chiến thắng“lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Ký ức về “một  thời hoa lửa”

Ký ức về “một thời hoa lửa”

(LĐTĐ) Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa 70 năm, song những ngày tháng 5 lịch sử, được nghe những nhân chứng lịch sử - họ là thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến trường chia sẻ tại buổi gặp mặt do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên và các tỉnh, thành phố tổ chức mới đây như tái hiện lại một Điện Biên hùng tráng năm nào.
Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

Làm nên “Điện Biên Phủ” mới

(LĐTĐ) Hôm nay (7/5), toàn Đảng, toàn quân và toàn dân long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại khí thế hào hùng, chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, tri ân các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh vì nền độc lập - tự do của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục thế hệ hiện tại noi gương hào khí Điện Biên Phủ trong công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc.
Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Tự hào chiến thắng, đồng tâm dựng xây đất nước

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chúng ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi người dân Việt Nam tự hào về quá khứ và không quên bài học “đại đoàn kết toàn dân tộc” để xây dựng đất nước mạnh giàu. Đây cũng là ý kiến của một số người dân mà nhóm phóng viên Báo Lao động Thủ đô có dịp trao đổi nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, xin gửi tới Quý bạn đọc.
Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang mãi bản hùng ca Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng và những bài học lịch sử từ Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên giá trị, đã, đang và mãi tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Xem thêm
Phiên bản di động