Nâng tầm những giá trị
Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô: Xứng đáng lá cờ đầu |
Chuyển biến mạnh cả về lượng và chất
Song hành cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, năm 2019, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Theo đó, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn tiếp tục giữ vững và có nhiều khởi sắc. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở các cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định.
Minh chứng dễ thấy, giáo dục Thủ đô tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước về chất lượng, đặc biệt là thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế với 155 giải quốc gia (gồm 14 giải Nhất, 47 giải Nhì, 56 giải Ba, 38 giải Khuyến khích); 287 giải và Huy chương quốc tế (gồm 78 Huy chương Vàng, 84 Huy chương Bạc, 95 Huy chương Đồng, 30 giải Khuyến khích).
Không chỉ giáo dục- đào tạo về kiến thức, giáo dục Thủ đô trong năm qua còn hướng đến sự nhân văn cho học sinh |
Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT Hà Nội cũng không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo quy hoạch mạng lưới trường lớp. Cụ thể, trong năm học 2018 - 2019 đã thành lập mới 77 trường học; cải tạo, sửa chữa 427 trường học với 2.450 phòng học xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa.
Đáng chú ý, để nâng cao chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đến năm 2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, tiếp tục rà soát, xây mới nhà vệ sinh đạt chuẩn. Nhờ việc quan tâm đầu tư cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng nên hiện tỷ lệ trẻ mầm non trên địa bàn Hà Nội ăn bán trú đã tăng lên 99%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm 0,5%. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học đạt 100%, tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt hơn 90%.
Đặc biệt, xác định việc phát triển hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, trong những năm qua, số trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội có bước phát triển đáng kể. Tính đến hết tháng 9/2019, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 55,1%, trong đó công lập là 66,8%.
Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, Hà Nội luôn là địa phương đi đầu trong việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng đội ngũ giáo viên vững chuyên môn, chuẩn phong cách. Quy mô và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Thủ đô ngày càng hoàn thiện với hơn 150.000 người, trong đó 100% giáo viên đều đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo và kỹ năng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
Trên nền tảng cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và kỹ năng vững vàng, chất lượng giáo dục ở các nhà trường có sự khởi sắc rõ nét; khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường học ở các địa bàn dần ngắn lại.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới
Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết: Bên cạnh việc rà soát, chuẩn hóa đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cả về số lượng, chất lượng, thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội tiếp tục tăng cường nền nếp quản lý, chỉ đạo, điều hành, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý;
Đặc biệt, công tác chuẩn hóa, số hóa, đồng bộ dữ liệu, cập nhật, khai thác hiệu quả thư viện bài giảng, đề kiểm tra minh họa trực tuyến... cũng đặc biệt được chú trọng. Công tác tài chính, thực hiện quy chế dân chủ, kiểm tra nội bộ trong trường học sẽ được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Công tác thi, tuyển sinh đầu cấp, phân tuyến tuyển sinh hợp lý nhằm hạn chế số học sinh trái tuyến, giảm sĩ số học sinh/lớp.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nhấn mạnh, toàn ngành sẽ nỗ lực đẩy mạnh hợp tác quốc tế, triển khai thực hiện tốt chương trình thí điểm đào tạo song bằng trong trường phổ thông và các cuộc thi quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn tại các trường chuyên, trường chất lượng cao, góp phần tạo nguồn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm học 2019 - 2020, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp để bảo đảm chỗ học có chất lượng lâu dài cho học sinh. Hiện tại, Ngành cũng đang tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045. Đây cũng là giải pháp để giáo dục Thủ đô phát triển bền vững, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Việc đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường nguồn lực cho giáo dục, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học ở vùng khó khăn sẽ được triển khai. |
“Ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về chất lượng giáo dục ở các cấp học, đặc biệt quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh sẽ được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” - ông Chử Xuân Dũng chia sẻ.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, những năm qua, ngành GD&ĐT Thủ đô đã có những bước tiến mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế, mở rộng cánh cửa chào đón bạn bè bốn phương. Dễ thấy nhất là mới đây Hà Nội lần đầu tiên đăng cai tổ chức thành công kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế. Đây là kỳ thi Olympic Toán học và Khoa học quốc tế thường niên bằng tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới.
Kỳ thi năm nay có hơn 1,7 nghìn người tham dự, đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng kết cả hai môn Toán và Khoa học của bảng A, Việt Nam là đoàn đạt kết quả cao nhất tại cuộc thi với tất cả 36 học sinh Việt Nam dự thi đều giành huy chương, trong đó có 15 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc và 7 Huy chương Đồng.
Ngành GD&ĐT Thủ đô trong năm học vừa qua cũng chú trọng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và môi trường giáo dục nhà trường lành mạnh, dân chủ, kỷ cương thông qua việc biên tập, chỉnh lý bổ sung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, triển khai giảng dạy bộ tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36