Nắng nóng trên 40 độ, nhớ những điều này để không chết gục ngoài đường
Đi ô tô vào mùa nắng nóng cần lưu ý điều gì? | |
Nắng nóng kỷ lục sẽ diễn ra vào giữa tháng 5 | |
6 điều bạn tuyệt đối không được làm trong những ngày nắng nóng |
Nắng nóng làm gia tăng đột quỵ
Liên tiếp 3 ngày qua, nắng nóng xảy ra diện rộng khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thời điểm giữa trưa, đầu giờ chiều đi ra ngoài đường, nhiệt độ luôn vượt mức 40 độ.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, trời nắng nóng như này sẽ tác động rất nhiều đến sức khoẻ, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt.
Mùa nắng nóng năm nào khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cũng tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân đột ngột ngất xỉu, đột quỵ khi đang đi đường do nắng nóng. Số ca cấp cứu đột quỵ những ngày này tăng khoảng 20%, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 40 trường hợp
Trường hợp cụ bà 70 tuổi tử vong trên đường do nắng nóng ngay trên phố Xã Đàn |
Tuy nhiên PGS Chi nhấn mạnh, nắng nóng không phải là nguyên nhân chính gây đột quỵ nhưng là yếu tố thuận lợi gây ra đột quỵ trên nền những bệnh nhân có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn nhịp tim, bệnh máu, bệnh van tim, bệnh rối loạn chuyển hoá, thừa cân...
Mới đây, một nam bác sĩ 31 tuổi đang công tác tại BV Phụ sản Hà Nội cũng bất ngờ ngã quỵ, tử vong khi đang đá bóng cùng bạn do bị đột quỵ vỡ phình mạch não.
Trong trường hợp này, nam bác sĩ đã có sẵn bất thường mạch não, gặp điều kiện thuận lợi là nắng nóng và chơi thể thao gắng sức, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não, gây đột quỵ xuất huyết não. Trường hợp của nam bác sĩ diễn biến nghiêm trọng do ổ vỡ lớn nên rơi vào hôn mê, ngừng tuần hoàn sau ít phút.
Tháng 6/2017, thời điểm Hà Nội xảy ra nắng nóng kỷ lục trong nhiều chục năm, ngay trên đường Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, một bà củ 70 tuổi đang đi xe máy trên đường cũng bất ngờ loạng choạng dừng lại rồi ngã gục bên đường, người dân nhanh chóng gọi cấp cứu nhưng ít phút sau xe 115 đến nơi thì bà đã tử vong. Trước đó 2 ngày, người dân cũng phát hiện 1 người đàn ông chết gục bên đường tại thôn Lễ Pháp, thị trấn Đông Anh, Hà Nội.
Sốc nhiệt, truỵ mạch do nắng nóng
Ngoài các ca đột quỵ gia tăng do nắng nóng, PGS Chi cho biết, số lượng ca bị sốc nhiệt, ngất xỉu, truỵ mạch nhập viện trong những ngày nắng nóng cũng tăng lên do rất nhiều người như công nhân, nông dân, người đi đường vẫn phải di chuyển, làm việc.
Khi đi dưới trời nắng quá lâu sẽ khiến cơ thể không dung nạp được nhiệt độ môi trường, rối loạn chuyển hoá nhiệt do tiếp xúc nhiệt độ cao trong thời gian dài khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao vượt quá ngưỡng chịu đựng, gây nguy cơ đột quỵ hoặc sốc nhiệt.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi |
"Nắng gay gắt nhất từ 12 – 16 giờ hàng ngày, thời điểm này đi đường, làm việc lâu ngoài nắng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não. Vì thế, việc đầu tiên, chúng tôi khuyến cáo người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian trên”, PGS Chi khuyến cáo.
Do đó tuỳ theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt, tia tử ngoại. Nếu làm việc trong môi trường cố định phải có bảo hộ lao động, môi trường làm việc thông thoáng, có yêu cầu kiểm soát nhiệt độ.
Thứ 2, người dân cần phải uống đủ nước để phòng mất nước, bởi cơ thể liên tục thoát mồ hôi, nếu không được bổ sung nước sẽ làm cơ thể tăng nhiệt, dễ sốc nhiệt. Khi trời nóng, mỗi người cần uống 2-3 lít nước/ngày.
Thứ 3, khi bị sốc nhiệt với các biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần ngồi chỗ thoáng mát, tốt nhất là nơi có điều hoà, nới rộng quần áo, uống nước pha muối hoặc nước chanh... Sau đó chườm mát cho người bệnh ở các vị trí cổ, nách, bẹn, lưng... giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể nhanh. Tiếp tục theo dõi thân nhiệt và tiến hành các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống dưới 38,5 độ.
Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: Buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc đường thở.
Theo Thúy Hạnh/ vietnamnet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00