Nắng nóng kéo dài: Nguy cơ ngộ độc thực phẩm
>>Ninh Bình: Gần trăm công nhân nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa
Liên tiếp ghi nhận các ca ngộ độc tập thể
Ngay thời điểm đầu hè năm 2014 đã ghi nhận một số vụ ngộ độc tập thể tại bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, trong đám cưới, đám giỗ trên địa bàn: Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Vĩnh Phúc. Theo đó, vào ngày 18/4, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể tại Trường tiểu học Long Bình, quận 9. Sau khi ăn bữa trưa gồm món cơm chiên, bánh Plan (do công ty TNHH MTV Vissan cung cấp), khiến 97 học sinh bị ngộ độc và 64 học sinh (đa số lớp 3 đến lớp 5) phải nhập viện. Cùng ngày, tại Nam Định xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm ở Trường tiểu học Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc làm 22 học sinh bị ngộ độc. Trước đó, vào ngày 13/4, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận vụ ngộ độc tại đám cưới ở xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc làm 29 trường hợp phải nhập viện.
Mới đây, vào ngày 19/5, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của Công ty MCNEX (Khu công nghiệp Phúc Sơn, xã Ninh Phúc) làm 118 công nhân phải nhập viện. Theo những công nhân bị ngộ độc kể lại, vào 12h30 ngày 19/5 họ được chia làm 2 nhóm nghỉ để ăn cơm trưa. Tuy nhiên, sau khi ăn cơm canh, khoảng 20 phút thì có gần 100 công nhân có biểu hiện đau đầu, buồn nôn và chóng mặt. Ngay lập tức họ được đưa đến viện cấp cứu, rất may không có trường hợp nào tử vong.
Lý giải vì sao, mùa hè hay xảy ra ngộ độc thực phẩm, ông Lâm Quốc Hùng, trưởng phòng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm ( Bộ Y tế) cho biết: Trong mùa hè, với thời tiết nóng và ẩm, thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh, gia tăng sử dụng nước đá, nguyên liệu tươi sống bảo đảm an toàn, chế biến thức ăn không kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc không đun lại sau khi bảo quản thức ăn quá 2 giờ thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm rất cao, nhất là thức ăn được chế biến có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm... Ngoài ra, mùa hè, thời tiết nóng và ẩm làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh, ruồi nhặng, chuột… Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng thói quen sử dụng thức ăn đường phố, thực phẩm chín ở những cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do ô nhiễm thực phẩm, thức ăn chín. Bên cạnh đó, hành vi không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm đang trở thành nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng.
Nên ăn chín, uống sôi
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, các chuyên gia khuyến cáo cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; sử dụng nguồn nước sạch; bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện ăn chín, uống sôi.
Theo ông Lâm Quốc Hùng, đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt lợi – hại. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm. Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, kiến thức của các nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao nhưng “thực hành đúng” về an toàn thực phẩm còn khá hạn chế. Thói quen đơn giản trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới/giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm.
10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn: Các bà nội trợ cần chọn thực phẩm an toàn,nấu kỹ thức ăn. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn. Không để lẫn thực phẩm sống và chín. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác. Sử dụng nguồn nước sạch. Đặc biệt, khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện. |
P. An
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38