Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể
Thúc đẩy thương lượng tập thể ngày càng hiệu quả | |
Việt Nam phê chuẩn công ước cơ bản của ILO về thương lượng tập thể | |
Chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức đối thoại và thương lượng tập thể |
Đây là mục tiêu đặt ra trong Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về “Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2019-2023” mà LĐLĐ Thành phố vừa xây dựng.
Một buổi thương lượng tập thể giữa LĐLĐ quận Long Biên và Công ty TNHH Auto Hoàng Gia Hà Nội về các nội dung trong Thỏa ước lao động tập thể liên quan đến quyền lợi người lao động. |
Từ việc vẫn còn mang tính hình thức...
Theo đánh giá của LĐLĐ Thành phố, thời gian qua, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống thu nhập của người lao động, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công.
Đạt được kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của tổ chức Công đoàn các cấp, trong việc tham gia thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cơ chế 3 bên. Cụ thể, hàng năm LĐLĐ Thành phố phối hợp với UBND Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với CNVCLĐ đồng thời chỉ đạo các LĐLĐ quận, huyện, thị xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền đồng cấp tổ chức các hội nghị đối thoại với CNVCLĐ ở địa phương, đơn vị.
Tại cơ sở, các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể đã được các doanh nghiệp thực hiện theo quy định. Hiện có trên 30% doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tổ chức Công đoàn đã tổ chức thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT). Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội là một trong hai Công đoàn ngành địa phương trong cả nước ký kết được TƯLĐTT cấp ngành.
Một số Công đoàn cấp trên cơ sở đã đại diện cho người lao động ở doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn thương lượng thành công và ký kết được TƯLĐTT, điển hình như LĐLĐ quận Long Biên, LĐLĐ quận Cầu Giấy… Chất lượng đối thoại và thương lượng tập thể ngày được nâng cao.
Nếu như trước đây nội dung thương lượng, đối thoại chỉ tập trung vào hiếu hỉ, hỗ trợ, thăm hỏi ốm đau, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… thì đến nay đã tập trung nhiều hơn đến các nội dung, quyền lợi cốt lõi của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chất lượng bữa ăn ca…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, LĐLĐ Thành phố cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác đối thoại, thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp địa bàn Hà Nội vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cơ chế đối thoại và thương lượng tập thể ở doanh nghiệp chưa được các bên quan tâm đúng mức; tầm quan trọng và lợi ích của đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT chưa được các bên, thậm chí là cả cán bộ Công đoàn các cấp nhận thức sâu sắc; việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, đối phó, thiếu thực chất.
Số lượng doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT chiếm tỷ lệ thấp so với doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, nhiều bản TƯLĐTT hết hạn chưa được doanh nghiệp và CĐCS thương lượng, ký mới. Chất lượng TƯLĐTT chưa đảm bảo được mục tiêu của thương lượng tập thể, nội dung chủ yếu là sao chép luật, số lượng Công đoàn cấp trên cơ sở đại diện thương lượng, ký kết TƯLĐTT ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn còn ít.
Hoạt động CĐCS ở một số nơi chậm được đổi mới, chưa coi trọng hoạt động đối thoại, thương lượng ký kết TƯLĐTT là vấn đề cốt lõi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; hỗ trợ của Công đoàn cấp trên cơ sở đối với CĐCS về hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể còn mờ nhạt.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Công đoàn các cấp chưa quan tâm, coi trọng đúng mức đến việc triển khai, phối hợp chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức Hội nghị NLĐ, thương lượng ký kết TƯLĐTT tại địa phương, đơn vị.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật Lao động chưa đồng bộ, một số vấn đề liên quan đến quan hệ lao động phát sinh chậm được cụ thể hóa; Hiệu lực quản lý Nhà nước về lao động của chính quyền cấp quận, huyện còn nhiều bất cập, một số quy định của pháp luật chưa được thực thi nghiêm túc.
Mô hình tổ chức, đội ngũ cán bộ Công đoàn và nội dung hoạt động của CĐCS chưa phù hợp với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay. Cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn, đặc biệt là bảo vệ cán bộ CĐCS còn thiếu, điều kiện để cán bộ CĐCS hoạt động còn nhiều bất cập, sự hỗ trợ liên kết thực sự về trách nhiệm giữa CĐCS và Công đoàn cấp trên cơ sở còn thiếu.
Đặc biệt, trình độ, chất lượng, kỹ năng của đội ngũ cán bộ Công đoàn về đối thoại, thương lượng tập thể chưa đáp ứng được yêu cầu của đòi hỏi thực tiễn của quá trình hội nhập là trở ngại cơ bản tác động đến chất lượng công tác đối thoại, thương lượng tập thể.
...Đến việc cần nâng cao chất lượng
Từ thực tế trên, LĐLĐ Thành phố đã xây dựng Chương trình số 06/Ctr-LĐLĐ về “Nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng tập thể giai đoạn 2019-2023” , trong đó đặt ra mục tiêu phát huy tối đa nội lực của tổ chức Công đoàn, trên cơ sở tăng cường vai trò của công đoàn cấp trên hỗ trợ, đồng hành, hướng dẫn CĐCS, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất và lượng trong đối thoại, thương lượng tập thể tại doanh nghiệp nhằm mang lại quyền lợi tốt hơn cho số đông đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Chương trình đặt ra 4 chỉ tiêu cho công tác đối thoại, trong đó phấn đấu hàng năm có 100% doanh nghiệp nhà nước và 65% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức Hội nghị người lao động và các hình thức dân chủ khác theo quy định Nghị định 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Có từ 90% trở lên doanh nghiệp nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước đã thành lập CĐCS tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 100% LĐLĐ quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất với cấp ủy, phối hợp chính quyền đồng cấp tổ chức được Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền địa phương với CNVCLĐ, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp.
Về thương lượng tập thể, Chương trình cũng đặt ra 4 chỉ tiêu gồm: Phấn đấu có từ 75% trở lên doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập đã thành lập CĐCS thương lượng, ký kết được Thỏa ước lao động tập thể; 100% CĐCS phối hợp với Người sử dụng lao động tổ chức thương lượng tập thể định kỳ hàng năm, theo quy; Thương lượng, ký kết được ít nhất 03 bản TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành địa phương...
Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu nói trên, LĐLĐ Thành phố đề ra 4 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, đối với việc nâng cao số lượng, chất lượng Thỏa ước lao động tập thể, LĐLĐ Thành phố yêu cầu các cấp công đoàn rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp đã thành lập CĐCS có từ 25 lao động trở lên lấy đó làm căn cứ giao chỉ tiêu ký kết TƯLĐTT tới từng Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Những doanh nghiệp đang hoạt động, đã thành lập CĐCS nhưng chưa ký kết TƯLĐTT thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ CĐCS thương lượng tập thể, tiến tới ký kết TƯLĐTT. Những doanh nghiệp đang hoạt động, chưa thành lập CĐCS, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện tổ chức thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
Bên cạnh đó, LĐLĐ Thành phố cũng yêu cầu các Công đoàn cấp trên cơ sở kết hợp quá trình vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS để hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS những doanh nghiệp chưa ký kết TƯLĐTT tiến hành thương lượng, ký kết TƯLĐTT cấp doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làng nghề, siêu nhỏ đã thành lập CĐCS nhưng gặp khó khăn trong thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp thì xem xét, tập hợp để thương lượng tập thể theo nhóm doanh nghiệp.
Ngoài ra, LĐLĐ Thành phố yêu cầu hàng năm, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thống kê các bản TƯLĐTT có nội dung sao chép quy định của pháp luật, các văn bản nội bộ của doanh nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS thương lượng, sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới; phấn đấu 80% các bản TƯLĐTT chỉ bao gồm các nội dung có lợi hơn quy định của pháp luật.
Đồng thời, LĐLĐ Thành phố đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn, tham gia cùng CĐCS trong toàn bộ quá trình thương lượng tập thể, đặc biệt tại các doanh nghiệp có đông người lao động, quan hệ lao động phức tạp, đã từng xảy ra vi phạm pháp luật, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50