Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung, giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao nghiệp vụ giám định chuyên ngành Thuế
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Theo Bộ Tư pháp, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 (Đề án 258) gồm 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án đã được thực hiện. Nhờ đó, thể chế về giám định tư pháp đã cơ bản được hoàn thiện một bước với việc ra đời của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và 38 văn bản hướng dẫn do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực giám định ban hành, các chế độ chính sách đối với người giám định tư pháp được quan tâm, chăm lo hơn. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y được củng cố, hoàn thiện một bước, tổ chức pháp y tâm thần được đổi mới bằng việc thành lập các Trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế thay cho các Trung tâm tâm thần cấp tỉnh.

nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062
Hoạt động giám định tư pháp rất quan trọng. (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp được quan tâm đầu tư, tăng cường; đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc có sự phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng; việc lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc trong các lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải… được chú trọng. Mô hình tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập đã được xác lập và cho phép thành lập ở lĩnh vực tài chính, xây dựng, ngân hàng, chuyên ngành di vật, cổ vật và bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa; phạm vi giám định tư pháp được mở rộng gắn với việc cho phép một số người tham gia tố tụng quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp; chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã được nâng lên một bước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hoạt động tố tụng...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác giám định tư pháp tuy đã có biến chuyển nhưng chưa phải là căn bản, đột phá, còn có những hạn chế, bất cập như nhận thức của các cấp các ngành về giám định tư pháp có được nâng lên nhưng chưa đầy đủ và thống nhất; thể chế cần tiếp tục hoàn thiện; nhiều vướng mắc, khó khăn trong hoạt động giám định tư pháp cần tiếp tục giải quyết, nhất là trước yêu cầu của tình hình mới của cải cách tư pháp và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, có nhiều nhiệm vụ giải pháp quan trọng của Đề án đang được các Bộ, ngành và địa phương triển khai, thực hiện như tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phối hợp liên ngành... cần phải tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tới thì mới đạt kết quả và phát huy tác dụng trên thực tế.

Trên cơ sở kết quả tổng kết 5 năm thực hiện Đề án, rà soát các nhiệm vụ giải pháp chưa được thực hiện, chưa hoàn thành hoặc bổ sung một số nhiệm vụ giải pháp theo yêu cầu của tình hình mới, Bộ Tư pháp đã dự thảo “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đến 2022. Dự thảo Đề án đã đưa ra những nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Hoàn thiện chế định giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới; Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp và tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện hoạt động giám định tư pháp; Củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp cả về số lượng và chất lượng; Nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu giám định; Đổi mới hoạt động đánh giá kết luận giám định; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp và thực thi pháp luật…

Theo luật sư Lại Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do nhận thức về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của công tác này còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với cải cách tư pháp, đối với việc đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Hy vọng, “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” sẽ thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của giám định tư pháp, về xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp là giải pháp quan trọng, để từ đó có sự chăm lo, đầu tư xứng tầm cho hoạt động giám định tư pháp.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.

Tin khác

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

Hai nhóm vấn đề Tài chính và Ngoại giao sẽ được chất vấn sáng nay

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ trả lời về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá...
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024: Ấn tượng, lan toả, thành công

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Hội Báo toàn quốc 2024 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã khép lại sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy ắp các sự kiện, chương trình; đã để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ đối với đội ngũ những người làm báo, mà còn với cả công chúng trong nước và khách quốc tế.
Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

Nỗ lực xây dựng Thủ đô phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Từ dấu mốc thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2024), nhìn lại những trang sử vẻ vang 94 năm qua, có thể khẳng định, Thành phố đã phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, luôn gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực, từ đó góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tự hào 94 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Để kịp thời cụ thể hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ 45 ngày sau khi Đảng ra đời, ngày 17/3/1930, Đảng bộ Hà Nội được thành lập. 94 năm qua, bằng việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân Thủ đô giành được nhiều thành tựu to lớn, xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại và giàu đẹp.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Muốn tăng kinh tế, phải đầu tư tốt nội dung

(LĐTĐ) Nguồn thu báo chí đang là một trong số những thách thức đối với các cơ quan báo chí, người đứng đầu của các cơ quan báo đài nhận định, để thích ứng với những thách thức, phải đầu tư tốt nội dung.
Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm trong phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển nhà ở xã hội là phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, với truyền thống văn hóa - lịch sử, đạo đức xã hội của dân tộc.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Văn hóa báo chí, quan trọng nhất ở người đứng đầu

(LĐTĐ) Để xây dựng văn hóa báo chí bền vững, tính gương mẫu của người đứng đầu rất quan trọng.
Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024: Không gian mạng sẽ là trận địa chính của báo chí

(LĐTĐ) Không gian mạng là trận địa chính, trận chiến chính và nguồn thu của báo chí sẽ từ không gian mạng là chính.
Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

Hơn 600 cơ quan báo chí tham gia Hội Báo toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Hội Báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã chính thức khai mạc sáng nay (15/3) tại tuyến đường Lê Lợi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

Thực hiện lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội: Chuẩn bị kỹ lưỡng để không gây xáo trộn

(LĐTĐ) Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội đang tích cực triển khai các công việc cần thiết theo lộ trình để từ ngày 27/3 đến 5/4 tiến hành lấy ý kiến cử tri về việc chia tách, sáp nhập tại các phường, xã, thị trấn chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp. Theo ghi nhận của phóng viên, đến nay các địa phương đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này, trong đó tập trung ưu tiên vào công tác dân vận để tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các cấp, ngành, thị xã, quận, huyện đề ra kế hoạch, chuẩn bị chu đáo để không gây xáo trộn về thủ tục hành chính khi tiến hành sắp xếp.
Xem thêm
Phiên bản di động