Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện các tổ chức bổ trợ tư pháp nói chung, giám định tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động giám định tư pháp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao nghiệp vụ giám định chuyên ngành Thuế
nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062 Nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Theo Bộ Tư pháp, Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 11/02/2010 (Đề án 258) gồm 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án đã được thực hiện. Nhờ đó, thể chế về giám định tư pháp đã cơ bản được hoàn thiện một bước với việc ra đời của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và 38 văn bản hướng dẫn do Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực giám định ban hành, các chế độ chính sách đối với người giám định tư pháp được quan tâm, chăm lo hơn. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y được củng cố, hoàn thiện một bước, tổ chức pháp y tâm thần được đổi mới bằng việc thành lập các Trung tâm pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế thay cho các Trung tâm tâm thần cấp tỉnh.

nang cao hieu qua hoat dong giam dinh tu phap 52062
Hoạt động giám định tư pháp rất quan trọng. (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp được quan tâm đầu tư, tăng cường; đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc có sự phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng; việc lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp theo vụ việc trong các lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, xây dựng, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải… được chú trọng. Mô hình tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập đã được xác lập và cho phép thành lập ở lĩnh vực tài chính, xây dựng, ngân hàng, chuyên ngành di vật, cổ vật và bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa; phạm vi giám định tư pháp được mở rộng gắn với việc cho phép một số người tham gia tố tụng quyền tự mình yêu cầu giám định tư pháp; chất lượng và hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã được nâng lên một bước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của hoạt động tố tụng...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác giám định tư pháp tuy đã có biến chuyển nhưng chưa phải là căn bản, đột phá, còn có những hạn chế, bất cập như nhận thức của các cấp các ngành về giám định tư pháp có được nâng lên nhưng chưa đầy đủ và thống nhất; thể chế cần tiếp tục hoàn thiện; nhiều vướng mắc, khó khăn trong hoạt động giám định tư pháp cần tiếp tục giải quyết, nhất là trước yêu cầu của tình hình mới của cải cách tư pháp và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, có nhiều nhiệm vụ giải pháp quan trọng của Đề án đang được các Bộ, ngành và địa phương triển khai, thực hiện như tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phối hợp liên ngành... cần phải tiếp tục thực hiện trong nhiều năm tới thì mới đạt kết quả và phát huy tác dụng trên thực tế.

Trên cơ sở kết quả tổng kết 5 năm thực hiện Đề án, rà soát các nhiệm vụ giải pháp chưa được thực hiện, chưa hoàn thành hoặc bổ sung một số nhiệm vụ giải pháp theo yêu cầu của tình hình mới, Bộ Tư pháp đã dự thảo “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” đến 2022. Dự thảo Đề án đã đưa ra những nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Hoàn thiện chế định giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách pháp luật và phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới; Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp và tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm điều kiện hoạt động giám định tư pháp; Củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp cả về số lượng và chất lượng; Nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, đổi mới hoạt động trưng cầu, yêu cầu giám định; Đổi mới hoạt động đánh giá kết luận giám định; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp và thực thi pháp luật…

Theo luật sư Lại Xuân Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội): Một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám định tư pháp là do nhận thức về bản chất, vai trò, tầm quan trọng của công tác này còn chưa đầy đủ. Nguyên nhân này tác động không nhỏ đến tổ chức và hoạt động cũng như chất lượng, hiệu quả công tác giám định tư pháp. Chính vì vậy, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của giám định tư pháp đối với cải cách tư pháp, đối với việc đảm bảo sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Hy vọng, “Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” sẽ thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của giám định tư pháp, về xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp là giải pháp quan trọng, để từ đó có sự chăm lo, đầu tư xứng tầm cho hoạt động giám định tư pháp.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Xem thêm
Phiên bản di động