“Năm Trật tự, văn minh đô thị” : Tháo gỡ khó khăn, tạo bước đột phá
Ra quân hưởng ứng " Vì một Thủ đô không rác” | |
Xây dựng tuyến phố kiểu mẫu: Nhiều cái được, và… |
Chấn chỉnh quản lý đô thị
Trật tự, văn minh đô thị là lĩnh vực khó và không phải ngẫu nhiên mà 3 năm liền, TP. Hà Nội chọn vấn đề này để triển khai. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố, qua 2 năm thực hiện Năm Trật tự, văn minh đô thị, bộ mặt đô thị của Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại hơn, nếp sống văn minh đô thị của người dân Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực. Các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội được bảo tồn, phát huy… Tuy nhiên, trước yêu cầu đô thị hóa ngày càng nhanh, Thủ đô đang trong quá trình xây dựng và phát triển, vì vậy công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị vẫn còn không ít hạ̣n chế, bất cập. Việc xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung công việc chưa đồng đều giữa các quận, huyện, thị xã. Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vi phạm trật tự xây dựng còn diễn ra ở nhiều nơi, trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp.
Tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn. |
Chỉ đạo việc thực hiện “Năm Trật tự và văn minh đô thị 2016”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, công tác này có thành công hay không phụ thuộc vào sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp Thành phố đến các sở, ngành, các quận, huyện, thị, ai cũng phải coi đó là việc của mình. Phải gắn việc thực hiện “Năm Trật tự và văn minh đô thị” với trách nhiệm của từng cán bộ, các cấp, ngành cùng thống nhất chung tay giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo khâu đột phá.
Trên cơ sở này, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 08-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô, trong đó lựa chọn tập trung giải quyết những vấn đề còn nhiều hạn chế, gây bức xúc trong cộng đồng và có tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện.
Theo đó, Thành phố sẽ tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý đô thị, thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự đô thị. Tăng cường các công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống biển hiệu, quảng cáo rao vặt, quản lý vỉa hè, lòng đường. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Nếu để vi phạm kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ xem xét xử lý cán bộ quản lý ở cấp cao hơn.…
Đặc biệt, Thành phố chỉ đạo các sở, ban, ngành, rà soát lại các nội dung công việc về quản lý đô thị để làm căn cứ bố trí nhiệm vụ theo hướng một đầu mối. Đơn cử như cấp phép quảng cáo tấm lớn, trước có 5 đơn vị quản lý thì nay sẽ chỉ giao Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT). Việc trang trí trên đường phố trước do 4 đơn vị cùng quản lý, nay cũng sẽ giao lại cho Sở VHTT chịu trách nhiệm thực hiện từ nguồn xã hội hóa. Hệ thống nhà chờ xe buýt trước đây được đầu tư và quản lý bởi 5-6 công ty khác nhau, nay sẽ giao cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng, xây dựng và phát triển.
Xây dựng các tuyến phố văn minh đô thị
Chỉ thị số 08- CT/TU của Thành ủy Hà Nội cũng nêu rõ, việc thực hiện trật tự, văn minh đô thị là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành của cán bộ, công chức, nhân dân, doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật. Đồng thời, hiểu rõ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý đô thị, trật tự xây dựng, kỷ cương, an toàn giao thông và văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố. |
Do đó, trong thời gian tới, thành phố giao Sở VHTT rà soát, tháo dỡ, loại bỏ các biển quảng cáo không đúng quy định gây mất mỹ quan đô thị trên các tuyến đường, trong công viên, vườn hoa, các địa điểm công cộng. Ban hành các mẫu biển quảng cáo văn minh, phù hợp với nội dung, truyền thống văn hóa để các đơn vị áp dụng. Tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển hiệu, quảng cáo, rao vặt, phá bỏ bục, bệ, cầu dắt xe... làm mất mỹ quan đô thị, bảo đảm vỉa hè thông thoáng, ban hành, hướng dẫn lắp đặt mái che, mái vẩy theo mẫu. Các địa phương đăng ký danh mục các tuyến phố văn minh đô thị theo tiêu chí văn minh đô thị.
Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung, tiếp tục thực hiện “Năm Trật tự văn minh đô thị 2016” Thành phố sẽ tập trung vào 6 nhiệm vụ chính. Trước hết, sẽ tiến hành cắt tỉa hạ độ cao, quy hoạch hệ thống cây xanh trên các tuyến phố. Thường trực UBND TP sẽ là cơ quan phê duyệt việc trồng cây gì trên các tuyến phố. Tiêu chí chọn cây trồng mới thay thế trên các tuyến phố là phải bảo đảm bằng 70-80% số cây cũ. Đồng thời, Thành phố sẽ thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng hiện nay bằng đèn led ánh sáng vàng, việc làm này sẽ giúp Thành phố tiết kiếm khoảng 120 tỉ đồng chi phí tiền điện mỗi năm. Cạnh đó, phải triển khai hạ ngầm hệ thống đường điện, cáp thông tin gắn với việc chấn chỉnh hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải. Thực hiện đặt hàng mô hình dịch vụ thu gom để giảm 40% chi phí so với trước đây. Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc thiết kế lại toàn bộ mặt tiền các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố lân cận. Mới đây, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng đã giao quận Hoàn Kiếm nghiên cứu mở rộng tuyến phố xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm gồm các tuyến phố: Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ Hàng Khay vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật. Thời gian tới, Thành phố sẽ chỉ đạo xây dựng các quy chế và nguyên tắc quản lý xe taxi, quy hoạch dần để giảm số đầu xe taxi. Hiện nay, UBND TP. đã chỉ đạo tạm thời không cấp phép thêm xe điện, xe xích lô.
Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nét đẹp ứng xử của người Hà Nội, gắn với thực hiện phong trào “Người Hà Nội thanh lịch văn minh” nhằm tạo chuyển biến trong giao tiếp ứng xử, trong văn hóa giao thông, văn hóa công sở, văn hóa ứng xử nơi công cộng. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông trong nhân dân, tới các đơn vị, đoàn thể, tổ chức, trường học. Vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh đô thị người Hà Nội, không vứt rác ra đường, tập kết rác đúng thời gian quy định. Với quyết tâm và sự nỗ lực chung sức, đồng lòng của người dân và các cấp các ngành, Thủ đô Hà Nội sẽ ngày càng văn minh, hiện đại, “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” hơn.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01